Thủ tướng: Bộ trưởng GD-ĐT đã nhận trách nhiệm về sai phạm thi cử
Doanh thu phòng khách sạn tại Đà Nẵng cao nhất 4 năm / Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2018
Tiếp tục phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, sáng nay (1/8) các thành viên Chính phủ cho ý kiến vào các nội dung đã được Thủ tướng gợi ý tại phiên khai mạc sáng hôm qua.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Thường trực Chính phủ và Chính phủ chưa có ý kiến chỉ đạo nào thay đổi lộ trình cải cách thi cử đã đặt ra, nhưng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chức năng phải tiếp tục nghiên cứu, lắng nghe, tiếp thu để tổ chức kỳ thi trung học phổ thông chặt chẽ, hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, sáng nay, các thành viên Chính phủ đã thảo luận về giải pháp về quản lý các hồ đập, các tuyến đê, rút kinh nghiệm từ sự cố vỡ đập thủy điện của Lào; các giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp và xuất khẩu; các giải pháp quản lý thu, chi ngân sách, giải ngân vốn đầu tư công; giải pháp cắt giảm các điều kiện kinh doanh để giải phóng sức sản xuất…
Về vấn đề gian lận, tiêu cực trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia vừa qua, khiến dư luận bức xúc, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu giải pháp trước mắt và trung hạn; đồng thời chỉ đạo các bộ, ngành xử lý nghiêm các sai phạm ở các tỉnh, thành phố.
Trước các sai phạm xảy trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia tại Hà Giang và Sơn La, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, ông nhận trách nhiệm trước Chính phủ. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với Bộ Công an để xử lý nghiêm các vi phạm, nhưng không vì sai phạm mà phủ nhận toàn bộ kết quả thi và vội vàng đề nghị xóa bỏ kỳ thi như một số ý kiến.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, thời gian qua, kỳ thi trung học phổ thông quốc gia đã được tổ chức và rút kinh nghiệm nên hoàn thiện hơn, đáp ứng được yêu cầu gọn, nhẹ, tích cực, giảm áp lực cho thí sinh, gia đình và xã hội.
Trước mắt, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ khắc phục những thiếu xót, hạn chế trong công tác tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018. Cụ thể là vấn đề đề thi chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của thi trung học phổ thông quốc gia. Trong đề thi có những câu hỏi rất khó, đòi hỏi quá cao; Vấn đề cần khắc phục thứ hai là phần mềm chấm chắc nghiệm còn có những kẽ hở trong bảo mật, có thể dẫn đến việc làm sai kết quả thi; Vấn đề công tác thanh tra, giám sát của Bộ đối với các địa phương trong khâu coi thi đã được tăng cường, nhưng vẫn còn sơ hở, chưa sâu sát.
Do đó, Bộ sẽ tiếp tục bổ sung ngân hàng câu hỏi thi làm cơ sở để xây dựng đề thi phù hợp, đáp ứng tốt yêu cầu của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, phục vụ cho kỳ thì trung học phổ thông quốc gia là chính. Cùng với đó là hoàn thiện phần mềm chấm thi theo hướng tăng cường tính bảo mật, ngăn ngừa nguy cơ gian lận trong chấm thi. Cải tiến công tác tổ chức chấm thi, trong đó xem xét chấm tập trung theo các cụm để nâng cao tính khách quan. Quy định rõ trách nhiệm của các địa phương, các trường Đại học, các cán bộ làm công tác thi, chấm thi; tăng cường vai trò giám sát, thanh kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các hội đồng thi.
Từ những lập luận đó, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho rằng, việc bỏ thi trung học phổ thông quốc gia tại thời điểm này là không nên. Bộ sẽ nghiên cứu thấu đáo, nhưng chưa thể bỏ việc bỏ thi trung học phổ thông quốc gia những năm tới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ với tư cách là tư lệnh ngành đã nhận trách nhiệm về sai phạm, tiêu cực của kỳ thi.
Thủ tướng nêu rõ, Thường trực Chính phủ và Chính phủ chưa có ý kiến chỉ đạo nào thay đổi lộ trình cải cách thi cử đã đặt ra. Tuy nhiên, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo phải tiếp tục nghiên cứu, lắng nghe, tiếp thu để tổ chức kỳ thi trung học phổ thông chặt chẽ, hiệu quả hơn trong thời gian tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam
Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái