Thúc tiến độ giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành
Hạ tầng - “chìa khóa” thu hút vốn đầu tư chất lượng cao / Giá xăng có thể giảm vào ngày mai
Về công tác giải phóng mặt bằng phục vụ Dự án đầu tư xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn cho biết,hiện nay Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư Cảng Hàng không quốc tế Long Thành đã bị chậm, có nguy cơ gây ảnh hưởng đến Dự án xây dựng giai đoạn 1.
Do đó, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn đề nghị UBND huyện Long Thành tập trung chỉ đạo để hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao toàn bộ 1.810 ha và 722 ha khu vực đất dự trữ như cam kết. Đồng thời, cần ưu tiên để hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng phần diện tích khu vực đắp đất "xôi đỗ".
Đối với 2 tuyến giao thông kết nối, theo phương án thi công, đây là đường công vụ chính của toàn dự án, nên đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng công tác đền bù và thu hồi đất bàn giao mặt bằng để khởi công vào tháng 10/2022.
Thứ trưởng cũng cho phép Cảng vụ Hàng không miền Nam, Ban Quản lý dự án cảng Hàng không quốc tế Long Thành tham gia vào các cuộc họp kiểm điểm tiến độ hàng tuần của UBND huyện Long Thành đối với công tác giải phóng mặt bằng của Dự án, nắm bắt thông tin, kịp thời báo cáo Bộ Giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ để tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đảm bảo tiến độ Dự án.
Cùng với đó, định kỳ hàng tháng họp kiểm điểm tiến độ với Bộ Giao thông vận tải để kịp thời nắm bắt tiến độ triển khai dự án đầu tư xây dựng Long Thành và tiến độ công tác giải phóng mặt bằng để cùng đôn đốc, kiểm điểm tiến độ.
Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải cũng yêu cầu Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) tiếp tục cử cán bộ, phối hợp với UBND huyện Long Thành khảo sát cụ thể các hộ dân chưa di chuyển, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, nguyên nhân chưa di chuyển, phối hợp với UBND huyện cùng tìm ra các phương án giải quyết. Tập trung giải quyết từng khu vực theo thứ tự ưu tiên để không ảnh hưởng đến tiến độ công tác san nền của Dự án.
Trong các dự án kết nối Cảng Hàng không quốc Long Thành, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn nêu rõ: Có hai tuyến đường đang được triển khai. Trong đó, đường tỉnh 25C được quy hoạch là đường trục chính liên khu vực. Quy mô đường có 12 làn xe, tổng bề rộng mặt cắt ngang 100m.
Tỉnh Đồng Nai đã bố trí đủ vốn thực hiện giai đoạn 1 dự án với quy mô 8 làn xe, tổng bề rộng 61m trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
Trong đó, đoạn từ đường Liên Cảng đến đường Hùng Vương (Hương lộ 19) dài khoảng 5 km và từ đường Hùng Vương đến đường Nguyễn Hữu Cảnh dài khoảng 6,4 km đang lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, sử dụng vốn ngân sách tỉnh.
Đoạn từ đường Nguyễn Hữu Cảnh đến đường Hùng Vương (Hương lộ 19) dài khoảng 7,7 km đã hoàn thành và đang khai thác sử dụng. Đoạn từ đường Hùng Vương đến Quốc lộ 51 có chiều dài khoảng 3km đã phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi và đang triển khai bước thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự toán.
Đoạn từ Quốc lộ 51 đến Cảng Hàng không quốc tế Long Thành dài khoảng 3,8 km, do ACV đầu tư (tuyến kết nối số 1).
Đối với tuyến đường này, Bộ Giao thông vận tải đã đề nghị tỉnh Đồng Nai xác định vai trò của tuyến đường không chỉ phục vụ giao thông khu vực Nhơn Trạch, còn là tuyến kết nối các tuyến cao tốc vành đai TPHồ Chí Minh với Cảng Hàng không quốc tế Long Thành. Đồng thời, tuyến còn kết nối với tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông đoạn Phan Thiết - Dầu Giây.
"Đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo sớm triển khai các thủ tục để khởi công đoạn 3km từ đường Hùng Vương ra Quốc lộ 51 đồng thời với kế hoạch khởi công dự án xây dựng các tuyến kết nối Cảng Hàng không quốc tế Long Thành dự kiến vào tháng 09/2022", Thứ trưởng Lê Anh Tuấn nêu rõ.
Đối với đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh đoạn từ tỉnh lộ 25B đến đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, Quốc hội dự kiến thông qua chủ trương đầu tư dự án trong tháng 6/2022. Về tuyến đường này, Bộ Giao thông vận tải đề nghị tỉnh Đồng Nai quan tâm bố trí nguồn vốn và có kế hoạch triển khai cụ thể.
Theo Bộ Giao thông vận tải, tổng mức đầu tư cho toàn bộ dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành là 336.630 tỷ đồng, tương đương 16,3 tỷ USD, được chia làm 3 giai đoạn.
Trong đó, giai đoạn 1 sẽ đầu tư 1 đường cất hạ cánh và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.
Khi hoàn thành, sân bay Long Thành có 4 đường cất hạ cánh, 4 nhà ga hành khách cùng với các hạng mục phụ trợ đồng bộ, công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.
Trong giai đoạn 1 của dự án sân bay Long Thành, sẽ xây dựng 1 đường cất hạ cánh (số 1) dài 4.000 m, rộng 75m và hệ thống đường lăn, sân đỗ đảm bảo cho các loại tàu bay hoạt động đáp ứng công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 gần 110.000 tỷ đồng, hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm 2025…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Không thiếu vốn để thực hiện đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam