TPHCM: Khẩn trương chấm dứt “xẻ thịt” Công viên 23/9
Nguy cơ giải thể trường học trăm tỷ tại Bắc Kạn do không có sinh viên theo học / Bế mạc Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
Khu B Công viên 23/9 (quận 1) rộng hơn 50.700m2, phần lớn được cho thuê để sử dụng làm quán cà phê, sân khấu, trung tâm thương mại...
Trong đó, Công ty TNHH Đầu tư thương mại Cửu Long được thuê hơn 5.600m2 để xây dựng công trình tạm để kinh doanh các dịch vụ; phần mặt bằng tầng hầm rộng gần 10.500m2 cũng được công ty này thuê làm trung tâm thương mại và bãi giữ xe.
Ngoài ra, khu B còn có sân khấu nhạc nước cũ (sân khấu Sen Hồng) và diện tích mặt bằng xung quanh rộng hơn 7.000m2; Trạm thông tin và hỗ trợ khách du lịch (trong phần diện tích công viên đã cho Công ty TNHH Đầu tư thương mại Cửu Long thuê); khu vực tòa nhà của Trung tâm phát triển quỹ đất TP rộng hơn 4.000m2.
Khu C Công viên 23/9 rộng hơn 18.400m2 có ga xe buýt Sài Gòn rộng hơn 16.100m2 thuộc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP quản lý.
Trong khi đó, khu A rộng hơn 40.000m2 và đã bàn giao gần 17.000m2 để thi công dự án metro, phần còn lại là bãi xe 2 bánh và công viên cây xanh.
Tình trạng Công viên 23/9 bị “xẻ thịt” nhiều năm qua gây bức xúc cho người dân và cả lãnh đạo TP.
Trong cuộc họp kinh tế - xã hội TP vào tháng 7/2018, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong bức xúc: “Công viên làm kiểu gì kỳ vậy? Không biết trên địa bàn thành phố còn bao nhiêu công viên như vậy? Công viên là nơi để người dân nghỉ ngơi, tận hưởng không khí sau một ngày làm việc. Nhưng cuối cùng thì làm ca nhạc, đủ thứ chuyện. Đây không phải là chuyện nhỏ”.
Mặt bằng công viên 23/9 đang có nhiều đơn vị quản lý và khai thác, dẫn đến việc quản lý chồng chéo, manh mún và thiếu kiểm soát trong công tác xây dựng, khai thác. Đặc biệt, tại khu B tồn tại các khu mua sắm, ăn uống, dịch vụ đã làm thay đổi công năng của công viên và ảnh hưởng đến giao thông.
Chủ tịch UBND TP đã yêu cầu ngành chức năng rà soát hiện trạng và hoàn thành quy hoạch các công viên trên địa bàn thành phố và trước tiên là công viên 23/9. Lãnh đạo TP cũng yêu cầu lên lộ trình và phương án di dời các công trình chiếm đất công viên.
Sau gần 1 năm, tại cuộc họp về tiến độ di dời, chỉnh trang và quy hoạch Công viên 23/9, vào ngày 6/5, Chủ tịch UBND TP giao Sở Xây dựng khẩn trương làm việc với các sở, ngành, các đơn vị liên quan đề xuất phương án, lộ trình di dời các công trình hiện hữu và bến xe buýt tại công viên trước ngày 20/5.
Đồng thời, giao Sở Tài chính rà soát, tham mưu phương bố trí nhà đất để di dời Trung tâm phát triển quỹ đất và sân khấu Sen Hồng.
Cập nhật về tình hình di dời, trong báo cáo gửi UBND TP ngày 14/5, Sở Xây dựng cho biết: “Đến nay, phương án di dời các trụ sở, công trình trên mặt bằng Công viên 23/9 nói chung chưa đạt yêu cầu theo chỉ đạo của UBND TP”.
Đối với sân khấu Sen Hồng, Sở Xây dựng đề xuất UBND TP chỉ đạo Trung tâm tổ chức biểu diễn và điện ảnh TP thực hiện di dời, hoàn trả mặt bằng cho Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật (thuộc Sở Xây dựng) trước ngày 30/5.
Sở Xây dựng cũng kiến nghị di dời, hoàn trả mặt bằng khu vực Công ty TNHH Đầu tư thương mại Cửu Long đang khai thác trước ngày 30/5.
Riêng phần tầng hầm, Trung tâm thông tin và hỗ trợ khách du lịch, sở kiến nghị tiếp tục khai thác cho đến khi triển khai xây dựng công viên theo quy hoạch.
Đối với tòa nhà Trung tâm phát triển quỹ đất TP, Sở Xây dựng kiến nghị tạm thời không di dời và tháo dỡ tòa nhà cho đến khi triển khai xây dựng công viên theo quy hoạch.
End of content
Không có tin nào tiếp theo