Triển khai các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, 5 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp giảm 2% so với cùng kỳ năm trước.
Dự báo thời tiết ngày 11/6/2023: Hà Nội tiếp tục nắng nóng gay gắt / Dự báo thời tiết ngày 12/6/2023: Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối có mưa dông
5 tháng qua, các mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam như: dệt may, da giày, đồ gỗ… đều gặp khó khăn về thị trường. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
Trong đó, hoạt động xuất khẩu đối với các nhóm hàng chủ lực đều gặp nhiều khó khăn do cầu thị trường quốc tế sụt giảm.
Để giải quyết các thách thức trong thời gian tới, các doanh nghiệp cũng như các bộ ngành đều đang triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.
Ông Takashi Inoue, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Kangaroo, cho biết: "Khi nhu cầu thị trường quốc tế giảm thì có nghĩa khách hàng đang khó tính hơn và chọn lựa kỹ hơn, tập trung vào những sản phẩm có giá trị sử dung lâu bền với giá cả phải chăng. Vì thế, chúng tôi phải tập trung vào chất lượng sản phẩm để hoàn thiện tốt hơn nữa".
Theo Bộ Công Thương, tháng 5 qua, dù còn nhiều khó khăn nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã tăng 4,3% so với tháng trước. Với dự báo tình hình lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt ở một số thị trường, đây được cho là cơ hội cho xuất khẩu ngành hàng tiêu dùng, gia dụng phục hồi. Ngoài ra, các giải pháp xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường xuất khẩu bằng cả kênh trực tiếp và trực tuyến cũng cần được tập trung thực hiện.
Bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, nói: "Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao ứng dụng năng lực, trang bị kỹ năng bán hàng hiệu quả trên thương mại điện tử toàn cầu và qua đó đưa được sản phẩm của Việt Nam tiếp cận với những thị trường tiềm năng, cắt giảm chi phí, tối ưu hoá hiệu quả kinh doanh".
Bộ Công Thương cũng cho biết đang kiến nghị được bổ sung nguồn kinh phí để hoạt động xúc tiến thương mại có chiều sâu, nâng tầm cho các sản phẩm Việt trên thị trường quốc tế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo