Trong ngày 20/7, Việt Nam có 4.795 ca mắc COVID-19 mới, TP Hồ Chí Minh nhiều nhất 3.322 ca
Ngày 22-23/7, bão số 3 có khả năng vào Vịnh Bắc Bộ gây mưa lớn ở Đông Bắc / Ông Vương Đình Huệ được đề cử để bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa XV
Bộ Y tế cho biết, trong ngày 20/7, Việt Namcó 4.795 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 6 ca nhập cảnh và 4.789 ca ghi nhận trong nước tại TP Hồ Chí Minh (3322), Bình Dương (578), Đồng Nai (162), Tiền Giang (133), Đồng Tháp (66), Đà Nẵng (61), Khánh Hoà (53), Hà Nội (46), Long An (46), Cần Thơ (45), Vĩnh Long (43), Phú Yên (39), Bến Tre (34), Bà Rịa - Vũng Tàu (26), Ninh Thuận (22), Kiên Giang (20), Bình Thuận (14), Hậu Giang (10), Đắk Lắk (10), Vĩnh Phúc (9), An Giang (8 ), Nghệ An (8 ), Bình Phước (6), Bạc Liêu (4), Bắc Ninh (4), Lâm Đồng (3), Quảng Nam (3), Bình Định (3), Hưng Yên (3), Quảng Ngãi (2), Kon Tum (2), Lạng Sơn (1), Gia Lai (1), Bắc Giang (1), Đắk Nông (1) trong đó có 728 ca trong cộng đồng.
Kon Tum lần đầu tiên kể từ khi dịch xảy ra đã ghi nhận 2 ca mắc.
Tính đến chiều 20/7, Việt Nam có tổng cộng 62.820 ca mắc, trong đó 60.735 ca trong nước và 2.085 ca nhập cảnh.
Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch thứ 4 kể từ 27/4 đến nay là 59.165 ca, trong đó có 8.669 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 11/59 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Sơn La, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hoà Bình, Bắc Kạn.
Bộ Y tế cũng cho biết, trong ngày 20/7, đãcó 396 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi là 11.443 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU là 123 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO là 18 ca.
Đến ngày 20/7, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 4.305.501 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 3.995.710 liều, tiêm đủ 2 mũi là 309.791 liều.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Bộ Y tế kiến nghị TP Hồ Chí Minh bổ sung thêm nhân lực hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm, truy vết, theo dõi các ca bệnh nhân F0 tại khu cách ly tạm thời trong khi chờ đợi chuyển đến bệnh viện điều trị, đặc biệt là tại các điểm nóng.
Chỉ đạo việc tiếp nhận và bố trí ổn định cho các cán bộ, sinh viên của trường đại học, cao đẳng tham gia hỗ trợ và xây dựng kế hoạch cụ thể cho hoạt động của đoàn này để tránh việc lãng phí nguồn lực.
Bộ cũng đề nghị TP Hồ Chí Minh cần giãn bớt các lao động nhập cư ở các khu vực có nhiều nhà trọ để đảm bảo việc giãn cách, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh tại các khu vực này. Tiếp tục tăng cường xét nghiệm cho khu có nguy cơ cao và khu có nguy cơ
Đồng thời chỉ đạo các bệnh viện nhanh chóng tiếp nhân các bệnh nhân F0 chuyển biến nặng ở tuyến dưới chuyển lên để được điều trị kịp thời, tránh diễn biến nặng và tăng nguy cơ tử vong.
TP Hồ Chí Minh cũng cần cung cấp thêm máy thở HFNC và trang thiết bị bảo hộ, rà soát hệ thống cung cấp ô xy và bình ô xy cho các bệnh viện để bảo đảm đáp ứng nhu cầu cấp cứu, điều trị bệnh nhân. Kiên quyết đề nghị dừng hoạt động đối với các doanh nghiệp chưa đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái
Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?