Trưởng ban Tổ chức trung ương lội bùn vào với bà con vùng lũ Mường Lát
Quy định quân hàm cấp tướng ở đơn vị mới thuộc Bộ Quốc phòng / Trao tặng 100 phương tiện sinh kế cho người nghèo TP Hồ Chí Minh
Đợt mưa lũ cuối tháng 8 vừa qua đã khiến nhiều địa phương tại Thanh Hóa bị thiệt hại nặng nề về người, cơ sở hạ tầng và tài sản của nhân dân.
Tại huyện Mường Lát đã có 7 người chết và mất tích, 3 người bị thương do mưa lũ. Có 139 hộ bị sập nhà hoàn toàn, 313 hộ phải di dời, 226 hộ bị ảnh hưởng di dời.
Ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương thăm hỏi, động viên và tặng quà cho bà con bản Poọng, xã Tam Chung bị mất nhà cửa đang phải sơ tán
Trong đó, nặng nhất là bản Poọng, xã Tam Chung do sạt lở đất gây thiệt hại nặng nề về tài sản, nhiều hộ dân đang phải sơ tán đến nơi khác ở tạm.
Quốc lộ 15C (tuyến đường huyết mạch lên huyện Mường Lát) từ km49 đến km110 bị sạt lở nghiêm trọng, ách tắc hoàn toàn với tổng chiều dài sạt lở khoảng 10 km.
Do tất cả các tuyến đường ra vào địa bàn huyện đều bị ảnh hưởng, giao thông bị tê liệt hoàn toàn nên hàng hóa tại địa phương này hiện rất khan hiếm, gần cạn kiệt, đặc biệt là lương thực, muối, xăng, dầu và các nhu yếu phẩm cần thiết khác.
Ước tổng thiệt hại sơ bộ trên địa bàn huyện Mường Lát khoảng trên 1.000 tỷ đồng.
Ngay sau khi vượt quãng đường hàng chục km với nhiều điểm sạt lở, ông Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ những khó khăn của bà con nhân dân bản Poọng, xã Tam Chung đang sơ tán tại trường Tiểu học cũ. Đồng thời, trao quả ủng hộ của Ban Tổ chức Trung ương cho các gia đình bị thiệt hại do cơn lũ vừa qua.
Tiếp đó, đoàn công tác đã đi khảo sát thiệt hại tại bản Poọng, xã Tam Chung. Sau khi đi khảo sát, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đề nghị cần sớm ổn định cuộc sống cho 452 hộ gia đình bị mất nhà cửa. Đây là mục tiêu quan trọng nhất, vì người dân không chỉ mất nhà, mất đồ đạc mà còn mất ruộng nương.
Trưởng ban Tổ chức Trung ương thăm hỏi bà con bản Poọng.
Bên cạnh đó, tỉnh Thanh Hóa phải giải phóng nhanh đường giao thông. Qua khảo sát thực tế, ông Phạm Minh Chính cho rằng lực lượng giải phóng đường giao thông rất mỏng và yêu cầu phải tập trung, chỉ đạo quyết liệt việc này, giải phóng càng nhanh càng tốt. Việc để giao thông ách tắc gần 10 ngày nay theo ông Phạm Minh Chính là không ổn.
Một số nhiệm vụ khác cần quan tâm là: Giải quyết vấn đề nước cho nhân dân; vấn đề đi học cho các cháu là cần thiết; vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm cũng cần phải quan tâm.
Về giải pháp đối với các hộ dân bị mất nhà, Trưởng ban Tổ chức Trung ương yêu cầu lập dự án khôi phục lại nhà cửa, khắc phục để ổn định lâu dài cho bà con. Ông Phạm Minh Chính lưu ý vấn đề xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh để không bị động.
Mất mát của nhân dân là rất lớn, nên ông Phạm Minh Chính cũng đề nghị kêu gọi sự ủng hộ trong, ngoài tỉnh và các nhà hảo tâm. Đồng thời, lập quỹ, đường dây nóng và lập đội quản lý quỹ các quỹ ủng hộ, tránh bị xè xẻn.
Kết thúc buổi làm việc với tỉnh Thanh Hóa, ông Phạm Minh Chính yêu cầu, sau khi đã khảo sát thiệt hại, đưa ra giải pháp thì phải thực hiện được và phải có hiệu quả, có sự lan tỏa; từ đó yêu cầu tỉnh Thanh Hóa cần huy động hệ thống chính trị vào cuộc. “Chúng ta đi, đến khảo sát là phải xử lý, ra vấn đề và phải hiểu quả”, ông Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Ngoài ra, Trưởng ban Tổ chức Trung ương cũng đề nghị các địa phương nhanh chóng thống kê lại thiệt hại để báo cáo Trung ương sớm có kế hoạch hỗ trợ, trước mắt là hỗ trợ gạo cho bà con.
Trước đó, vào sáng cùng ngày, ông Phạm Minh Chính đã đến kiểm tra tình hình và thăm hỏi người dân bị thiệt hại nặng nề do lũ lụt gây ra tại huyện Cẩm Thủy.
Tại đây, ông Phạm Minh Chính đã chia sẻ mất mát, khó khăn với các gia đình có người chết và mất tích, có nhà bị trôi, sập hoàn toàn do đợt lũ. Đồng thời động viên người dân nỗ lực vượt qua khó khăn, mất mát, đau thương, khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống. Đồng thời, trao quà cho đại diện các hộ dân ở xã Cẩm Phong và xã Cẩm Sơn bị thiệt hại nặng về người và nhà cửa.
Tại buổi làm việc, Trưởng ban Tổ chức Trung ương yêu cầu huyện Cẩm Thủy cần nghiêm túc rút kinh nghiệm vì số người thiệt mạng do lũ nhiều. Trong điều kiện thời tiết biến đổi ngày càng cực đoan, khó lường nên phải chủ động để tìm cách thích ứng, giảm tối đa thiệt hại.
Về lâu dài phải thay đổi phương thức sản xuất, cơ cấu lại cây trồng vật nuôi, xây dựng mô hình mỗi làng một sản phẩm, chuyển đổi phương thức nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hoá để thay đổi đời sống của người dân.
Nhân dịp này, tỉnh Thanh Hóa, các đơn vị doanh nghiệp, nhà hảo tâm cũng đã ủng hộ nhiều tỷ đồng đến bà con nhân dân các địa phương bị thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Những bao lúa đã mọc mầm sau lũ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhật Bản hỗ trợ Đà Nẵng thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho người dân
Không khí lạnh khiến miền Bắc rét sâu hơn, Trung Bộ và Nam Bộ lạnh diện rộng
Vinh danh các tài năng công nghệ trẻ
Cuộc đua thu hút nhân tài của các trường đại học Việt Nam
Xây dựng Đà Nẵng trở thành điểm đến đáng quay trở lại của du khách
Đề xuất hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên