Tuyên dương 63 thầy, cô giáo người dân tộc thiểu số
Tham dự chương trình có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương Huỳnh Tấn Việt; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh; Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam Nguyễn Anh Tuấn.
Phát biểu tại buổi lễ, chúc mừng 63 thầy, cô giáo được tuyên dương, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam Nguyễn Anh Tuấn cho biết, chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” nhằm tôn vinh, tri ân và ghi nhận những đóng góp của các thầy giáo, cô giáo công tác ở những lĩnh vực, địa bàn đặc biệt, khó khăn, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.
Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam Nguyễn Anh Tuấn phát biểu tại buổi lễ.
Sau 5 năm triển khai, chương trình đã tuyên dương 277 thầy giáo, cô giáo tiêu biểu. Đó là các thầy cô “bám bản” dạy vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; các thầy cô đang giảng dạy ở các huyện đảo, xã đảo xa xôi; các thầy giáo là những cán bộ, chiến sĩ bộ đội Biên phòng mang quân hàm xanh nâng bước em đến trường và các thầy, cô giáo dục đặc biệt dạy các em học sinh khuyết tật; các thầy giáo, cô giáo dạy học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh; Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam Nguyễn Anh Tuấn trao bằng khen cho các thầy cô giáo được tuyêndương.
Năm 2020, sau 2 tháng kể từ khi phát động Chương trình (13/8-13/10/2020), Ban Tổ chức đã nhận được 82 gương thầy, cô giáo từ các tỉnh, thành phố và các tổ chức giới thiệu. Hội đồng xét đã họp và lựa chọn ra 63 gương giáo viên thuộc 26 dân tộc thiểu số tiêu biểu.
Cụ thể, có 6 giáo viên thuộc nhóm dân tộc thiểu số rất ít người (dưới 10.000 người) gồm: Bố Y, Lô ô, La Ha, Sách (Chứt) của các tỉnh (Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Quảng Bình); 57 giáo viên còn lại đến từ 22 dân tộc thiểu số. Giáo viên nhiều tuổi nhất là thầy giáo Thạch Bình Thanh, dân tộc Khmer, sinh năm 1969, giáo viên trường Tiểu học Thạch Thía, xã Loan Mỹ, Tam Bình, Vĩnh Long và cũng là người có thời gian công tác lâu năm nhất 33 năm 5 tháng; người trẻ tuổi nhất là cô giáo PiNăng Thị Hải, dân tộc Raglai, sinh năm 1996, giáo viên trường Mầm non Phước Bình, PhướcBình, Bác Ái, Ninh Thuận.
Tuyên dương 63 thầy, cô giáo người dân tộc thiểu số.
Bên cạnh đó, năm nay, năm nay, Tập đoàn Thiên Long đã hỗ trợ kinh 100 triệu đồng xây nhà công vụ cho giáo viên trường Mầm non Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa tại Lễ ra quân chương trình Tình nguyện Mùa Đông 2020 và Xuân tình nguyện năm 2021.
Trước đó, chiều 16/11, tại Bộ GDĐT, Thứ trưởng Ngô Thị Minh đã có cuộc gặp mặt 63 thầy cô giáo tiêu biểu người dân tộc thiểu số. Tại buổi gặp mặt, Thứ trưởng Ngô Thị Minh đánh giá cao sự cố gắng to lớn của các thầy cô khi đã vượt qua rất nhiều khó khăn, rào cản trong công việc, cuộc sống. Thứ trưởng mong muốn các thầy cô tiếp tục cố gắng, chủ động và bản lĩnh để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục tại vùng khó, đặc biệt trong giai đoạn thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Nhân dịp này, Thứ trưởng đã trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT cho 63 thầy cô giáo tiêu biểu người dân tộc thiểu số đang trực tiếp dạy học cho học sinh ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Hai dự án liên quan cảng Liên Chiểu hoàn thành 100% kế hoạch vốn năm 2024
Kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực, kỳ vọng tăng trưởng mạnh
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2024
10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024 do TTXVN bình chọn
Công bố 10 sự kiện công nghệ thông tin - truyền thông tiêu biểu năm 2024