95% số chó nuôi tại Việt Nam được thả rông, không rọ mõm khi ra đường
Việc phòng chống bệnh dại cần sự tham gia của toàn xã hội, đặc biệt là tuyên truyền mạnh hơn để người dân ý thức được sự nguy hiểm của căn bệnh này.
Dịch tả lợn châu Phi có xu hướng lây lan / Hà Nội sẽ thu hồi phù hiệu nhà xe vi phạm dịp nghỉ lễ 2/9
Ảnh minh họa.
Bệnh dại là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam. 7 tháng đầu năm 2019, cả nước ghi nhận 46 người bị chết vì bệnh dại tại 24 tỉnh, thành phố, thấp hơn 2 trường hợp so với cùng kỳ năm 2018. Tuy các ca tử vong vì bệnh dại đã giảm liên tiếp trong 3 năm (2015, 2016, 2017) nhưng lại đột ngột diễn biến phức tạp vào năm 2018 và số người tử vong do dại là 103, tăng hơn so với năm 2017 là 29 trường hợp (39%). Nhận thức về phòng chống bệnh dại của nhiều người dân còn chưa đầy đủ, khi bị chó cắn lại chủ quan, chữa thuốc nam nên dẫn tới tỷ lệ tử vong vẫn còn cao.
Chỉ 3-5% chó được nuôi nhốt
Điều chú ý là phía Bắc vẫn là khu vực trọng điểm về bệnh dại, chiếm 80% số ca tử vong vì bệnh dại của cả nước. Theo TS.BS Ngũ Duy Nghĩa, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (VSDTTƯ), tổng số đàn chó nuôi trên cả nước là khoảng 8 đến 10 triệu con, qua khảo sát tại cộng đồng, chỉ có 3-5% chó được nuôi nhốt, còn lại thả rông và không rọ mõm khi ra đường, tấn công người gây hậu quả nghiêm trọng.
Việc quản lý chó thả rông không rọ mõm của chính quyền địa phương còn yếu, hầu hết không có lực lượng kiểm tra, xử lý vi phạm. Tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó còn thấp (51%), chưa đạt ngưỡng khống chế.
Nhận thức của người dân phòng chống bệnh dại còn hạn chế, do thiếu hiểu biết, chủ quan, tin vào sử dụng thuốc nam khi bị chó cắn chứ không tiêm vaccine, cho rằng đó là chó nhà mình cắn, sau đó sử dụng các bài thuốc nam để đắp vào vết chó cắn.
Tăng cường truyền thông kết hợp xử lý vi phạm
Là bệnh gây tử vong hàng đầu trong các bệnh truyền nhiễm, những ca tử vong đau lòng do bệnh dại liên tiếp xảy ra, đặc biệt là nhiều trẻ em đã mất mạng do không tiêm phòng sau khi bị chó cắn, gióng lên hồi chuông cảnh báo cấp thiết.
Năm 2017 Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017-2021. Hiện Việt Nam cam kết là quốc gia đầu mối trong phòng chống bệnh dại khu vực ASEAN, mục tiêu giảm 60% số tỉnh nguy cơ cao bệnh dại trên người vào năm 2021 và xây dựng chiến lược quốc gia loại bỏ bệnh dại trên người trong người thời gian tới.
Do vậy, để khống chế và giảm tử vong do dại hằng năm, hướng đến mục tiêu cùng các nước trong khu vực ASEAN khống chế bệnh dại vào năm 2030, công tác phối hợp liên ngành và tuyên truyền từ cơ quan chức năng đến người dân cần phải nỗ lực gấp nhiều lần. Ngành Thú y phải giải quyết tốt việc khống chế bệnh dại do đơn vị quản lý, tiêm phòng dại trên đàn chó. Tăng cường tiếp cận vaccine phòng dại và huyết thanh kháng dại cho người.
Đặc biệt, các hộ nuôi chó phải thực hiện đúng quy định của Nghị định 90/2017/NĐ-CP, chó ra đường phải rọ mõm, có rọ mõm thì chó không cắn người và không có tử vong. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng phải thực hiện công tác kiểm tra, xử phạt chủ nuôi chó thả rông, không rọ mõm cho chó khi ra đường. Hoạt động này cần phải tăng cường và thực thi nghiêm túc.
Theo Minh Đức/VTV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại chính sách đặc biệt tại WEF Davos
Cột tin quảng cáo