Bà Rịa – Vũng Tàu: Hơn 330 lượt doanh nghiệp đưa “Hàng Việt về nông thôn”
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Cơ hội và thách thức cho hàng Việt / Hàng Việt vào đất Thái bằng thị trường ngách
Với tổng doanh thu đạt hơn 18 tỷ đồng và thu hút khoảng 120.000 lượt khách tham quan, mua sắm. Đặc biệt đã tổ chức được 5 đợt Chương trình hàng Việt ra Côn Đảo, nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân Côn Đảo.
Chủ tịch Trần Thanh Mẫn phát biểu tại buổi làm việc với Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (ảnh LQ)
Theo ông Bùi Thanh Nghĩa, ngày càng có nhiều hơn các doanh nghiệp quan tâm đến xây dựng thương hiệu. Doanh nghiệp chú trọng đến việc đưa hàng nội về nông thôn, đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng và có những giải pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng, uy tín của hàng Việt. Đồng thời chú trọng việc khai thác hiệu quả hơn thị trường nội địa.
Trong dịp Festival Biển Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2018, tỉnh đã tổ chức Hội chợ - triển lãm với sự tham gia của 1.255 gian hàng/546 đơn vị của 11 tỉnh, thành phố. Hàng hóa đa dạng về chủng loại với 90% các mặt hàng là hàng Việt, thu hút hơn 50.000 lượt khách tham quan và mua sắm mỗi ngày.
“Cuộc vận động từng bước làm cho nhân dân nhận thức rõ trách nhiệm, vai trò to lớn của mình trong việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Tích cực tham gia các chương trình mua sắm sản phẩm Việt có chất lượng cao, góp phần xây dựng thương hiệu hàng hóa, sản phẩm Việt Nam ngày một uy tín” - ông Nghĩa nhấn mạnh.
Theo ông Từ Lương, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo, UBTƯMTTQVN, thực tế hiện nay vẫn còn việc lạm dụng tiếng nước ngoài trong bao bì sản xuất hàng hóa. Chính vì vậy Mặt trận các cấp cần vận động doanh nghiệp tuân thủ việc sử dụng tiếng Việt trong in bao bì sản phẩm để đảm bảo văn hóa và tinh thần tự tôn dân tộc cho mỗi sản phẩm hàng hóa.
Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, hiện nay các hiệp định thương mại tự do được ký kết và đang từng bước triển khai. Chính vì vậy thuế suất tiến về 0%, điều đó đối diện với buôn lậu giảm nhưng hàng giả, hàng nhái lại trở thành vấn đề nhức nhối, các mặt hàng Việt sẽ bị làm giả nhiều.
Chính vì vậy, ông Hải cho rằng, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động tỉnh cần tập trung vào việc tuyên truyền để người dân phân biệt được hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Bên cạnh đó, tiếp tục phối hợp để tạo nguồn kinh phí nhằm tạo đà thúc đẩy để doanh nghiệp phát triển và thu lợi từ chính nguồn thu của mình, tránh hiện tượng doanh nghiệp ỷ lại nguồn kinh phí, chậm phát triển.
Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cho hay, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dung hàng Việt Nam” cần tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND đề ra những việc làm cụ thể đối với các cấp, các ngành trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thế mạnh của địa phương. Từ đó tạo sự hợp tác, liên kết từ nhà cung cấp sản phẩm tới tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời cần phải có giải pháp giảm chi phí đầu vào và không giảm giá thành sản phẩm nhằm tạo được sản phẩm mang thương hiệu Việt từ chất lượng đến giá cả cạnh tranh.
“Cần phải tăng cường kết nối hàng Việt đến với người dân, đẩy mạnh tuyên truyền để nhân dân phân biệt được hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng”, ông Nguyễn Hồng Lĩnh bày tỏ.
Chủ tịch Trần Thanh Mẫn làm việc tại Siêu thị Lotte Mart Vũng Tàu (ảnh LQ)
Chủ tịch Ủy ban TƯMTTQVN Trần Thanh Mẫn biểu dương những kết quả đạt được của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời gian qua.
Hàng Việt đã được sử dụng rộng rãi và tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng, góp phần vào thành công chung về kinh tế - xã hội của tỉnh. “Nơi nào có sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, các cấp thì Cuộc vận động đạt hiệu quả cao”, ông Trần Thanh Mẫn kết luận.
Trước đó, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn và các thành viên đoàn công tác đã có buổi thăm, làm việc tại Công ty Cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (TP. Bà Rịa) và làm việc tại Siêu thị Lotte Mart Vũng Tàu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo