Tin tức - Sự kiện

Bình Phước - Đăk Nông: Ký giao ước hợp tác "Chung tay vì cộng đồng"

DNVN - Vừa qua, Chương trình “Nụ cười Đắk Nông - Ngày trở lại” diễn ra ở trường Tiểu học Lê Lợi, xã Đắk R’Măng, huyện Đắk Glong đã làm ấm lòng thanh thiếu nhi và người dân nơi đây bằng nhiều phần việc thiết thực với tổng trị giá hơn 200 triệu đồng.

Nhà thiết kế Việt Hùng cùng bạn trẻ Bình Phước lan tỏa niềm yêu áo dài thanh xuân / Bình Phước “níu chân” nhà đầu tư Đài Loan với nhiều cơ hội mới

Theo ông Trần Quốc Duy- Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Bình Phước (ITTPC), Chương trình trên do ITTPC phối hợp với Nhóm thiện nguyện Bụi Kết Nối (Trưởng Nhóm là anh Võ Ngọc Hòa) cùng Tỉnh Đoàn Đăk Nông tổ chức. Trong đó, Nhóm Bụi Kết Nối giữ vai trò chính trong việc vận động các nguồn lực xã hội từ các nhà hảo tâm, doanh nghiệp và các thành viên của Nhóm để triển khai Chương trình.

Tại Chương trình, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Bình Phước đã cùng Tỉnh Đoàn, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Đắk Nông tổ chức lễ ký kết chương trình phối hợp công tác.

Giám đốc ITTPC Trần Quốc Duy (ngồi chính giữa), Bí thư Tỉnh Đoàn Đăk Nông Châu Ngọc Lương anh Đoàn Ngọc Hiếu - Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Đắk Nông ký kết hợp tác.

Giám đốc ITTPC Trần Quốc Duy (ngồi giữa), Bí thư Tỉnh Đoàn Đăk Nông Châu Ngọc Lương và ông Đoàn Ngọc Hiếu - Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Đắk Nông ký kết hợp tác.

Theo đó, 3 bên sẽ phối hợp tổ chức tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư; tổ chức tập huấn, cung cấp kiến thức về khởi nghiệp, đầu tư kinh doanh cho đoàn viên, thanh niên, doanh nhân hai tỉnh.

Mặt khác, các bên sẽ tăng cường phối hợp triển khai các hoạt động an sinh xã hội, vì cộng đồng, hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình chính sách, người có công, chăm lo cho các em thiếu niên, nhi đồng, người yếu thế, đặc biệt ở các khu vực biên giới. Định kỳ mỗi năm, các bên cùng tổ chức hoạt động gặp gỡ, giao lưu, học tập kinh nghiệm luân phiên giữa hai tỉnh.

Trong khuôn khổ của Chương trình, nhiều hoạt động vui tươi, bổ ích và ý nghĩa với tổng trị giá hơn 200 triệu đồng đã được tổ chức cho học sinh và đồng bào xã Đắk R’Măng, huyện Đắk Glong (Đắk Nông) - nơi mà đa số là đồng bào dân tộc Mông, tiêu biểu như: tuyên truyền về bảo vệ môi trường, giáo dục giới tính; tổ chức Ngày hội trẻ thơ trị giá 75 triệu đồng với hàng chục gian hàng ẩm thực và nhiều trò chơi dân gian có thưởng và hơn 1 nghìn phần quà dành cho hơn 1 nghìn trẻ em.

Tại Chương trình, các gian hàng ẩm thực và nhiều trò chơi dân gian đầy lý thú đã “hớp hồn” trẻ em vùng khó khăn.

Tại Chương trình, các gian hàng ẩm thực và nhiều trò chơi dân gian đầy lý thú đã “hớp hồn” trẻ em vùng khó khăn.

 

Đồng thời, 6 bộ máy tính đã được trao cho trường Tiểu học Lê Lợi và Công an xã Đắk R’Măng. Ban Tổ chức Chương trình đã trao 230 phần quà trị giá 80,5 triệu đồng cho 230 học sinh có hoàn cảnh khó khăn; 20 phần quà trị giá 7 triệu đồng cho 20 người già neo đơn, người khuyết tật.

Bên cạnh đó, 12 xe đạp trị giá 18 triệu đồng đã được tặng cho 12 học sinh vượt khó học giỏi; 5 phần quà trị giá 2 triệu đồng cho 5 đoàn viên vượt khó cùng các phần quà có tổng trị giá 5 triệu đồng đã được trao cho 5 gia đình thương bệnh binh, có công với cách mạng và 5 giáo viên có hoàn cảnh khó khăn.

Nhiều phần quà đầy yêu thương đã được trao tặng đến thanh thiếu nhi và người dân địa phương.

Nhiều phần quà đầy yêu thương đã được trao tặng đến thanh thiếu nhi và người dân địa phương.

 

“Đã lâu rồi em mới được vui như thế này. Em rất thích tham gia với các trò chơi dân gian ở đây”, nữ sinh H’Thiết - Lớp 3a3, trường Tiểu học Lê Lợi nói.

Với em K’Trong - Lớp 4a2, trường Tiểu học Lê Lợi, các hoạt động này làm em cảm thấy như đang ở trong dịp Tết. “Em rất thích những món ăn do các anh chị mang đến cho chúng em. Về nhà, em sẽ kể cho ba mẹ em nghe về ngày vui hôm nay”, nam sinh K’Trong hồ hởi cho biết.

Dịp này, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Bình Phước đã cùng Tỉnh Đoàn, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Đắk Nông tổ chức chuyến tham quan các mô hình kinh tế của anh Lê Văn Hoàng (SN 1990) và chị Phạm Thùy Trang (SN 1982) - 2 startup tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Đăk Nông. Qua đó, nhằm hỗ trợ, tư vấn, định hướng thêm nhằm giúp các mô hình này phát triển bền vững hơn nữa.

Được biết, cả chị Trang và anh Hoàng đang là ủy viên Ủy ban Hội Doanh Nhân trẻ tỉnh Đăk Nông. Anh Hoàng hiện là Giám đốc Công ty TNHH MTV Cà phê Bazan Đăk Nông. Gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên ngay từ những ngày đầu lập nghiệp, anh Hoàng đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để mày mò, tìm hiểu, nghiên cứu nhằm tạo ra những hạt cà phê đầy chất lượng.

 

Cuối năm 2014, anh Hoàng khai trương quán cà phê Enjoy Coffee - nơi phục vụ cà phê sạch đầu tiên tại Đắk Nông. Đến nay, anh cùng Công ty TNHH MTV Cà phê Bazan Đăk Nông đã xây dựng hệ thống quán cà phê có thương hiệu Enjoy Coffee tại nhiều tỉnh, thành và đang sở hữu 2 xưởng chế biến theo quy trình khép kín.

Anh Lê Văn Hoàng (sơ mi xanh) chia sẻ về mô hình quán cà phê Enjoy Coffee và dẫn đoàn công tác đến thăm nông trại ca cao của chị Vũ Thị Ngọc Ánh (hình bên dưới - thứ 2, từ phải sang).

Anh Lê Văn Hoàng (sơ mi xanh) chia sẻ về mô hình quán cà phê Enjoy Coffee và dẫn đoàn công tác đến thăm nông trại ca cao của chị Vũ Thị Ngọc Ánh (hình bên dưới - thứ 2, từ phải sang).

Vùng nguyên liệu của công ty anh Hoàng được xây dựng dựa trên sự liên kết giữa công ty của anh với các nông trại cà phê và ca cao tại các khu vực ở Đăk Nông và một số nơi thuộc tỉnh Lâm Đồng. Trong đó có thể kể đến nông trại cacao của chị Vũ Thị Ngọc Ánh với diện tích 20 ha ở huyện Đăk Song, Đăk Nông được trồng và chăm sóc theo hướng hữu cơ. Anh Hoàng hiện đang chung tay cùng các nông trại nói trên nâng tầm thương hiệu cho 2 loại đặc sản của Tây Nguyên: cà phê và ca cao.

 

Mô hình khởi nghiệp của chị Phạm Thùy Trang cũng không kém phần đặc biệt. Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ Thạc sĩ Giáo dục - chuyên ngành Phương pháp giảng dạy Tiếng Anh tại ĐH Souththern Queensland (Úc), chị Trang đã sáng lập Trung tâm Ngoại ngữ và Kỹ năng sống SUPERMIND tại TP Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông vào năm 2006. Trung tâm hiện có 3 chi nhánh và là ngôi nhà chung của khoảng 1 nghìn học viên.

Chị Phạm Thùy Trang (hình bên trái - thứ 4, phải sang) kỳ vọng mô hình giáo dục của chị sẽ góp phần tạo nên những công dân toàn cầu cho đất nước.

Chị Phạm Thùy Trang (hình bên trái - thứ 4, phải sang) kỳ vọng mô hình giáo dục của chị sẽ góp phần tạo nên những công dân toàn cầu cho đất nước.

Theo chị Trang, với chương trình giảng dạy theo chuẩn quốc tế, lộ trình học tập khoa học và hiệu quả, chất lượng giảng dạy tốt cùng môi trường học tập hiện đại, Trung tâm của chị hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện với đa dạng các loại hình học tập bao gồm: Tiếng Anh - Năng Khiếu - Kỹ Năng Sống. Đây là nơi đầu tiên trên toàn tỉnh đưa chương trình Tiếng Anh vào trường mầm non, lồng ghép phát triển kỹ năng sống cho trẻ em với việc dạy ngoại ngữ để góp phần tạo ra những công dân toàn cầu trong tương lai.

 

Sắp tới, chị Trang cùng anh Hoàng sẽ xây dựng nhiều chương trình trải nghiệm song ngữ đầy sáng tạo dành cho học sinh ở mọi lứa tuổi. Trong đó, chuỗi hoạt động trải nghiệm thực tế thông qua việc tự tay làm sô-cô-la tại hệ thống quán cà phê có thương hiệu Enjoy Coffee của anh Hoàng và tham quan các nông trại cà phê, ca cao mà công ty anh Hoàng liên kết sẽ giúp trẻ em rèn luyện Tiếng Anh và kỹ năng sống, đồng thời thêm yêu thiên nhiên và quê hương.

Thắng Trân
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm