Tin tức - Sự kiện

Bộ Công Thương: Không để cây xăng ngừng bán không có lý do chính đáng

DNVn - Các thương nhân đầu mối kinh doanh, phân phối xăng dầu cần chủ động nguồn hàng, có phương án nhập khẩu, bảo đảm không gián đoạn việc cung ứng xăng dầu.

Xuất khẩu năm 2022 có thể đạt hơn 390 tỷ USD / Tái cơ cấu các dự án yếu kém ngành công thương

Hiện nay đang vào giai đoạn cuối năm, nhu cầu sử dụng xăng dầu phục vụ việc đi lại, sinh hoạt của người dân và sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tăng cao. (Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN)

Theo Bộ Công Thương, hiện nay đang vào giai đoạn cuối năm, nhu cầu sử dụng xăng dầu phục vụ việc đi lại, sinh hoạt của người dân và sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tăng cao (đặc biệt vào các dịp nghỉ lễ như Quốc khánh 2/9, Tết Trung thu, Giáng sinh…).

Để bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu, Vụ Thị trường trong nước đã có 2 văn bản chỉ đạo điều hành về việc bảo đảm nguồn cung xăng dầu gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố và các thương nhân kinh doanh xăng dầu.

Theo đó, các thương nhân đầu mối kinh doanh, phân phối xăng dầu cần chủ động nguồn hàng, có phương án nhập khẩu; bảo đảm không gián đoạn việc cung ứng xăng dầu; duy trì hoạt động bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu của doanh nghiệp và cung cấp đủ hàng cho các cửa hàng bán lẻ thuộc hệ thống phân phối của doanh nghiệp.

Bộ Công Thương cũng yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, thành phố chỉ đạo các doanh nghiệp trên địa bàn chủ động có phương án bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước thời gian tới.

Sở Công Thương các tỉnh, thành phố giám sát chặt chẽ việc bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ, không để xảy ra tình trạng ngừng bán hàng không có lý do chính đáng.

 

Tại kỳ điều chỉnh gần đây, ngày 22/8, giá xăng bán lẻ trong nước đứt mạch đi xuống sau 5 lần giảm liên tiếp trong tháng 7, còn giá dầu tăng mạnh. Giá xăng E5 RON 92 tiếp tục được bán ra với mức giá 23.720 đồng/lít, trong khi xăng RON95-III là 24.660 đồng/lít, dầu diesel là 23.750 đồng...

Theo cơ quan điều hành, giá thành phẩm xăng dầu thế giới có xu hướng tăng trở lại, nên đã giảm mức trích lập Quỹ bình ổn để giữ giá xăng, dầu mazut và hạn chế mức tăng với dầu diesel và dầu hỏa.

Từ đầu năm đến nay, giá xăng trong nước đã qua 22 kỳ điều chỉnh, trong đó 12 lần tăng, 8 lần giảm và 1 lần giữ nguyên giá bán. So với cuối tháng 6, mỗi lít RON 95-III rẻ hơn khoảng 8.210 đồng; E5 RON 92 hạ 7.580 đồng; dầu diesel giảm hơn 6.200 đồng.

Hiện giá xăng đã trở lại ngưỡng ngang bằng cuối năm 2021 và tháng 1 đầu năm nay, tức trước thời điểm xảy ra xung đột Nga - Ukraine.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm