Bộ GD-ĐT yêu cầu tạo điều kiện học tập cho học sinh “mắc kẹt” tại các địa phương
Đà Nẵng: Cứu sống thuyền trưởng tàu cá Quảng Nam bị tời đánh bất tỉnh, tàu chìm do áp thấp nhiệt đới / Tham vấn kinh nghiệm của Canada trong xây dựng Luật Hợp tác xã
Thời gian qua, nhiều học sinh, trẻ em mầm non cùng gia đình từ các tỉnh, thành phố di chuyển về cư trú tại địa phương sau một thời gian thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19. Các em này vốn học tập ở nơi cư trú, nhưng đã về quê, sang địa phương khác khi nghỉ lễ 30/4 và 1/5 hoặc nghỉ hè và bị mắc kẹt trong thời gian dài.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh sớm ổn định, tiếp tục học tập tại địa phương nơi cư trú, Bộ GD-ĐT đề nghị các Sở GD-ĐT tạo tiếp tục thực hiện Công văn số 3508/BGDĐT-GDTrH ngày 17/8/2021 của Bộ GD- ĐT về việc tiếp nhận, tạo điều kiện cho học sinh học tập tại nơi cư trú do dịch COVID-19.
Bộ GD-ĐT yêu cầu tiếp nhận và tạo điều kiện học tập cho học sinh “mắc kẹt” tại các địa phương.
Bên cạnh đó, các trường cần phối hợp với nhà trường nơi học sinh chuyển đi để hoàn thành thủ tục, xếp lớp theo đúng đối tượng và tổ chức ôn tập, củng cố kiến thức cho các em. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Sở GD-ĐT báo cáo về Bộ để được hướng dẫn giải quyết.
Trước đó, ngày 17/8, Bộ GD-ĐT đề nghị các tỉnh, thành phố tiếp nhận, tạo điều kiện cho những học sinh về quê mà không kịp trở lại trường để bắt đầu năm học mới. TP Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa phương có nhiều học sinh thuộc diện "đi học nhờ" ở tỉnh, thành khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Không thiếu vốn để thực hiện đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng