Bộ Tài chính đề xuất giảm thêm 2 loại thuế để "hạ nhiệt" giá xăng
3 trụ cột cần tập trung phát triển của Đà Nẵng / [INFOGRAPHIC] 7 tháng năm 2022: 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD
Ngày 3/8, Bộ Tài chính phát đi thông cáo báo chí về một số vấn đề nóng, được dư luận quan liên quan đến lĩnh vực quản lý của Bộ trong một tháng vừa qua. Trong đó có nội dung liên quan đến việc Chính phủ đang nghiên cứu giảm thêm thuế đối với xăng dầu; cũng như việc điều chỉnh các sắc thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này và thời điểm dự kiến trình Quốc hội.
Theo Bộ Tài chính, trước bối cảnh thị trường xăng dầu thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, giá dầu thô trên thị trường thế giới có xu hướng vẫn đứng ở mức cao, Bộ này đã khẩn trương nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền ban hành một số chính sách về thuế để góp phần ổn định giá xăng dầu, kiềm chế lạm phát và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô cũng như an ninh năng lượng.
Cụ thể, Bộ Tài chính cho biết đã báo cáo Thủ tướng, xin chủ trương về phương án giảm thêm thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu.
"Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan triển khai xây dựng văn bản theo đúng trình tự, thủ tục quy định", Bộ Tài chính nhấn mạnh.
Nếu đề xuất trên được chấp thuận, giá xăng trong nước sẽ có một mặt bằng giá mới, thấp hơn hiện tại.
Về thuế bảo vệ môi trường, cơ quan quản lý cho biết sắc thuế này đã điều chỉnh giảm xuống mức sàn trong khung thuế quy định tại Luật thuế bảo vệ môi trường đến hết ngày 31/12 (Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 11/7).
Theo đó, mức thuế với mặt hàng xăng giảm từ 2.000 đồng/lít xuống mức sàn 1.000 đồng/lít; dầu diesel, mazut, mỡ nhờn... giảm từ 1.000 đồng/lít xuống sàn 300-500 đồng/lít và dầu hỏa giữ nguyên ở 300 đồng/lít.
Đối với thuế xuất nhập khẩu, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ về dự thảo Nghị định giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì thuộc nhóm 27.10 từ 20% xuống 10%.
"Việc điểu chỉnh giảm thuế nhập khẩu sẽ có tác động lớn tới sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của người dân; tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể nhập khẩu xăng từ nhiều quốc gia khác, qua đó thúc đẩy tính cạnh tranh để giảm giá mặt hàng này", Bộ Tài chính cho biết.
Theo Bộ Tài chính, chính sách này được thông qua sẽ góp phần đa dạng hóa nguồn cung, tạo cơ hội tiếp cận nguồn cung mới cho các doanh nghiệp nhập khẩu thay vì phụ thuộc vào nguồn xăng từ Hàn Quốc hay các nước trong ASEAN (do xăng dầu đang chủ yếu được nhập khẩu từ Hàn Quốc và các nước trong ASEAN); qua đó thúc đẩy sự ổn định thị trường xăng dầu trong nước, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong bối cảnh thị trường xăng dầu thế giới có nhiều biến động khó lường, khó dự báo. Văn phòng Chính phủ đang tổng hợp ý kiến thành viên Chính phủ để trình Chính phủ ký ban hành.
Sau kỳ điều chỉnh ngày 1/8, xăng dầu trong nước đã có lần giảm giá thứ 4 liên tiếp. Theo đó, giá xăng E5 RON 92 trong nước giảm 450 đồng/lít còn 24.620 đồng/lít; xăng RON 95 giảm 470 đồng/lít còn 25.600 đồng/lít. Lũy kế một tháng qua, xăng RON 95 đã giảm hơn 7.160 đồng/lít; E5 RON 92 giảm 6.270 đồng/lít; dầu diesel giảm 6.510 đồng/lít...
Tính đến nay, giá mặt hàng này đã trải qua 20 lần điều chỉnh giá, trong đó 13 lần tăng và 7 lần giảm. Hiện, giá xăng E5 RON 92 và RON 95 trong nước đã xuống quanh mức 24.500 - 25.600 đồng/lít, tương đương mức giátháng 2/2022.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh