Tin tức - Sự kiện

Bộ Y tế giao 37 bệnh viện, viện tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19

Theo quyết định mới nhất của Bộ Y tế, 37 bệnh viện (BV), viện có nhiệm vụ tiếp nhận điều trị người bệnh COVID-19 được phát hiện khi đến khám hoặc đang trong quá trình điều trị tại BV, hỗ trợ điều trị người bệnh COVID-19 cho địa phương khi có đề nghị, bảo đảm phù hợp với khả năng tiếp nhận và năng lực chuyên môn của BV.

Thêm 15.954 ca mắc COVID-19 mới, hơn 20.000 bệnh nhân khỏi bệnh / Hà Nội: Xe bus hoạt động bình thường từ 8/2 phục vụ học sinh, sinh viên trở lại trường

Cụ thể, các BV, viện được giao nhiệm vụ này gồm: BV Bạch Mai, BV Việt Đức, BV Trung ương Huế, BV Chợ Rẫy, BV E, BVĐK Trung ương Thái Nguyên. BV Hữu Nghị, BV C Đà Nẵng, BV Thống Nhất, BVĐK Trung ương Quảng Nam, BVĐK Trung ương Cần Thơ, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, BV Nhi Trung ương, BV K, BV Lão khoa Trung ương, BV Mắt Trung ương, BV Da liễu Trung ương, BV Nội tiết Trung ương, BV Phổi Trung ương, BV Phụ sản Trung ương, BV Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội, BV Tai Mũi Họng Trung ương, BV Tâm thần Trung ương 1, BV Tâm thần Trung ương 2, BV YHCT Trung ương, BV Châm cứu Trung ương, BV 74 Trung ương, BV Phong-Da liễu Quỳnh Lập, BV Hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới, BV 71 Trung ương, BV Điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương, BV Phong-Da liễu Quy Hòa, BV Răng Hàm Mặt Trung ương TP HCM, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, Viện Y học biển, BV Đại học Y Hà Nội, BV Đại học Y Dược TPHCM.
Theo quyết định mới nhất của Bộ Y tế, 37 BV, viện có nhiệm vụ tiếp nhận điều trị người bệnh COVID-19 được phát hiện khi đến khám hoặc đang trong quá trình điều trị tại bệnh viện

Theo quyết định mới nhất của Bộ Y tế, 37 BV, viện có nhiệm vụ tiếp nhận điều trị người bệnh COVID-19 được phát hiện khi đến khám hoặc đang trong quá trình điều trị tại bệnh viện


Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định, năm 2022, dịch COVID-19 chưa thể kiểm soát được hoàn toàn. Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, với hơn 15.000 ca nhiễm mới và hơn 150 trường hợp tử vong mỗi ngày. Việt Nam đã ghi nhận ca bệnh nhiễm biến chủng Omicron trong cộng đồng và nguy cơ lây lan trên diện rộng là rất cao. Tốc độ lây nhiễm của Omicron cao gấp 7 lần trong nhóm chưa tiêm chủng và gấp 3 lần với nhóm đã tiêm chủng đầy đủ, nên số mắc tăng rất nhanh, có thể gây quá tải hệ thống y tế.
Với tốc độ lây lan nhanh của chủng Omicron và có thể các chủng mới khác, Bộ Y tế lo ngại về sự bùng phát đợt dịch trong thời gian tới, nên đòi hỏi phải có những nỗ lực lớn hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch và yêu cầu thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.
Chính vì vậy, nhiệm vụ trước mắt và ưu tiên hàng đầu của ngành y tế trong năm 2022 là tiếp tục tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, triển khai thực hiện thành công Chương trình phòng chống dịch COVID-19 (2022-2023). Theo đó, tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng quản lý rủi ro; ưu tiên mục tiêu giảm ca nặng, giảm tử vong, như nâng cao năng lực điều trị tất cả các tuyến; bảo đảm người mắc COVID-19 được quản lý, theo dõi, chăm sóc y tế phù hợp; nhanh chóng hoàn thành việc tiêm đủ 3 mũi vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên và triển khai Chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân được Thủ tướng Chính phủ phát động.
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm