Các trường đại học được tự quyết định và lựa chọn phương án tuyển sinh
Dự kiến cắt giảm 30% kinh phí hội họp, đi công tác trong nước, 50% kinh phí đi công tác nước ngoài / Thi tốt nghiệp THPT 2020 sẽ diễn ra trong 2 ngày
Tại phiên họp phiên họp của Chính phủ với các địa phương về phòng chống dịch Covid-19 diễn ra ngày 22/4 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã thống nhất với đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD-ĐT) về phương án thi tốt nghiệp THPT 2020.
Theo đó, phương án mà Bộ GD-ĐT báo cáo tại phiên họp, năm nay sẽ không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia như mọi năm mà tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT. Việc thay đổi mục đích tổ chức kỳ thi THPT vào thời điểm kỳ thi đã cận kề, nên tâm trạng chung của học sinh lớp 12 lúc này là khá lo lắng.
Để ổn định tâm lý cho học sinh, nhiều trường đại học đã đưa ra kịch bản để điều chỉnh phương án tuyển sinh cho phù hợp với tình hình mới. Theo đó, nhiều trường cho biết sẽ không tổ chức thi riêng trong năm nay, mà vẫn sử dụng kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển, dù biết đề thi có thể dễ hơn và giảm độ phân hóa do chỉ phục vụ mục đích để xét tốt nghiệp.
Tại buổi họp báo Chính phủ chiều tối ngày 5/5 vừa qua, liên quan đến việc tuyển sinh đại học báo chí đã đưa ra thắc mắc của mình về việc: nhiều trường đại học đã công bố việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng nhưng sau đó Bộ GD&ĐT lại có những ràng buộc khiến các trường đã công bố tuyển sinh phải hủy bỏ.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại buổi họp báo chính phủ thường kỳ.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho rằng: Liên quan đến việc tuyển sinh đại học mà một số trường đại học đã xây dựng phương án tuyển sinh, nay có điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Thực hiện Luật Giáo dục đại học 2012 và vừa qua là Luật 34 sửa đổi một số điều của Luật Giáo dục đại học có hiệu lực từ năm 2018, các trường đại học tự chủ được tự xây dựng và quyết định phương án tuyển sinh của mình và có thể sử dụng các phương án như kết quả thi tốt nghiệp THPT hoặc là thi THPT quốc gia trước đây.
“Theo báo cáo, năm 2017, có 81,5% số sinh viên được tuyển vào thông qua kết quả kỳ thi THPT quốc gia, năm 2018 là 73,6% và năm 2019 là 62,2%. Năm nay có thể một số trường vẫn sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để làm căn cứ tuyển sinh vào trường mình. Tương tự như vậy, một số trường cũng sử dụng kết quả học tập của học sinh ở học bạ THPT và một số trường thì thông qua kỳ thi chuẩn hóa quốc tế hoặc qua chứng chỉ quốc tế. Có trường tổ chức thi năng khiếu, thi văn hóa, phỏng vấn hoặc có trường tổ chức thi năng lực, thi riêng. Như vậy là việc tổ chức tuyển sinh do các trường đại học quyết định và tự lựa chọn phương án của mình”, Thứ trưởng cho biết thêm.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, vừa qua, tại ĐHQGHN qua thông tin đại chúng, chúng tôi được biết đã thay đổi phương án tổ chức thi thành sử dụng kết quả thi THPT năm 2020. Làm như vậy cũng là một cách phù hợp bởi vì kỳ thi THPT cũng là một kỳ thi đảm bảo đánh giá kết quả học tập 12 năm của học sinh và làm căn cứ để xét tốt nghiệp cho các em.
Thứ hai là căn cứ đánh giá chất lượng dạy và học của các địa phương và qua đó cũng điều chỉnh sự chỉ đạo, công tác quản lý của các địa phương cho phù hợp. Đặc biệt, đề thi năm nay theo tinh thần chương trình giáo dục phổ thông đã tinh giản nên cũng sẽ giảm độ khó nhưng vẫn có sự phân hóa phù hợp để có thể phân loại được học sinh và từ đó, các trường đại học có thể dựa vào kết quả này để tổ chức tuyển sinh”.
“Do đó, việc điều chỉnh là một trong những thẩm quyển tự chủ của các trường đại học", Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Lạt mở thêm nhiều bãi đậu xe dịp Festival hoa
Diễn đàn đổi mới sáng tạo ĐBSCL: Gắn kết cộng đồng và lan tỏa sáng chế
Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán
Đà Nẵng: Đề xuất phương án sắp xếp các sở, ban, ngành
Giải ngân vốn đầu tư công không thể chậm hơn nữa