Cải thiện mạng lưới y tế cơ sở đáp ứng CSSK ban đầu cho người dân
Mẹ thiếu úy uống nhầm ma túy tử vong khóc ngất sau kết luận bất ngờ / Xe giường nằm “bay” xuống ruộng, 29 hành khách may mắn thoát chết
Trạm y tế chỉ có 2-4 bệnh nhân đến khám/ngày
Tại trạm y tế phường Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) mặc dù cơ sở vật chất được trang bị tương đối đầy đủ như: Máy đo huyết áp, máy siêu âm, test tiểu đường, máy xông họng, thiết bị khám tai mũi họng, khám răng… nhưng mỗi ngày trạm chỉ có 2-4 người đến khám, tư vấn chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn, Hà Nội có 8 khoa phòng, 5 phòng khám đa khoa và 26 trạm y tế xã, thị trấn, với tổng số 471 cán bộ. Trong đó có 82 bác sỹ (các bác sỹ đã được đào tạo cấp chứng chỉ về điều trị, quản lý bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn, hen phế quản),...
Cải thiện mạng lưới y tế cơ sở đáp ứng CSSK ban đầu cho người dân (Ảnh minh hoạ: KT) |
Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, cho biết, đa phần trạm y tế thiếu trang thiết bị y tế, kể cả các thiết bị tối thiểu như dụng cụ khám bệnh, máy đo huyết áp, máy khí dung, xét nghiệm đường huyết... Tuy nhiên, có trạm trang bị máy siêu âm, máy điện tim nhưng rất ít khi sử dụng.
Sở dĩ có tình trạng này, theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, là do người dân chưa tin tưởng vào y tế cơ sở vì vấn đề chất lượng, cán bộ y tế, danh mục thuốc kỹ thuật ít, mức chi trả quá thấp... Vì thế bệnh nhân vượt lên tuyến trên, gây quá tải, tăng chi phí cho người dân. Bộ trưởng cũng nhấn mạnh thêm, các tổ chức như Tổ chức Y tế Thế giới, Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế cho rằng, y tế nước ta đã đầu tư dàn trải về kỹ thuật cao, chi tiêu quá nhiều tiền cho các bệnh viện mà lãng quên y tế cơ sở.
Cải thiện mạng lưới y tế cơ sở giảm quá tải ở BV tuyến trên
Trước thực trạng này, các chuyên gia y tế cho biết, mạng lưới y tế cơ sở cần phải cải thiện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân, giúp giảm chi phí khám chữa bệnh và tình trạng quá tải ở bệnh viện tuyến trên. Theo đó, đội ngũ chăm sóc sức khỏe ban đầu cần có đủ khả năng cung cấp dịch vụ y tế toàn diện, liên tục cho từng cá nhân và gia đình; Đồng thời duy trì mối quan hệ tin cậy và lâu dài với người bệnh.
Mạng lưới y tế cơ sở cần phải cải thiện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân (Ảnh minh hoạ: KT) |
“Dự án còn hỗ trợ các trạm y tế xã một số trang thiết bị cần thiết với mục tiêu để đội chăm sóc sức khỏe ban đầu sau khi tập huấn có những kiến thức, kỹ năng, có đủ trang thiết bị thiết yếu phục vụ việc chăm sóc sức khỏe ban đầu ở trạm y tế xã”- ông Nguyễn Ngô Quang cho biết.
Dự án HPET do Bộ Y tế thực hiện từ 2014 tới 2020, với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và Liên minh Châu Âu, nhằm tăng cường năng lực cho 1.000 trạm y tế xã, hàng trăm trung tâm y tế huyện và cơ sở đào tạo tại 15 tỉnh khó khăn ở miền núi phía Bắc và Tây nguyên. Sau khi hoàn tất, Dự án này sẽ góp phần tăng cường số lượng, chất lượng nguồn nhân lực cho mạng lưới y tế cơ sở ở các vùng khó khăn, tăng cường chăm sóc sức khỏe một cách liên tục, lồng ghép và toàn diện cho cá nhân gia đình và cộng đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Không thiếu vốn để thực hiện đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng