Cơ sở giáo dục đại học được tự chủ về nhân sự, tài chính đến đâu?
Cán bộ Hà Nội than khó “tải” công việc do thiếu hàng vạn biên chế / Dự báo thời tiết 7/9: Không khí lạnh tràn về Hà Nội, miền Bắc mưa to
Sáng 7/9, các vị đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Một trong những vấn đề lớn được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giải trình là tự chủ đại học.
Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng Phan Thanh Bình phản ánh ý kiến đại biểu đề nghị quy định rõ nội dung, mức độ, lộ trình, các điều kiện bảo đảm thực hiện quyền tự chủ trên tất cả các mặt về học thuật, tài chính, tổ chức và nhân sự phù hợp với điều kiện, năng lực của từng cơ sở giáo dục đại học ở từng loại hình, khu vực và gắn với việc đổi mới quản trị đại học.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo luật đã được chỉnh lý theo hướng làm rõ khái niệm tự chủ là quyền được tự xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định và có trách nhiệm giải trình về các hoạt động chuyên môn, tổ chức và nhân sự, tài chính, tài sản và các hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của cơ sở giáo dục đại học.
Đồng thời, chỉnh sửa nội dung điều 32 về quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học theo hướng nêu rõ các điều kiện để được tự chủ; cụ thể hóa các nội dung tự chủ về chuyên môn học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính và tài sản cũng như chi tiết hóa nội dung về trách nhiệm giải trình và yêu cầu đặt ra đối với cơ sở giáo dục đại học khi thực hiện tự chủ.
Theo đó, điều 32 quy định 3 điều kiện thực hiện các quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học. Gồm: đã thành lập hội đồng trường; đã đạt kiểm định cơ sở giáo dục đại học. Đã ban hành và tổ chức thực hiện quy chế tổ chức, hoạt động, quy chế tài chính; chính sách chất lượng, các tiêu chuẩn chất lượng không thấp hơn các tiêu chuẩn do nhà nước quy định và các quy chế, quy trình, quy định quản lý nội bộ khác. Công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng, kết quả kiểm định, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và các thông tin khác theo quy định của pháp luật.
Dự thảo luật mới nhất quy định, quyền tự chủ trong hoạt động chuyên môn bao gồm: ban hành, tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng, chính sách chất lượng; thực hiện các hoạt động mở ngành, tuyển sinh, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác trong và ngoài nước phù hợp với các quy định của pháp luật.
Quyền tự chủ trong tổ chức và nhân sự bao gồm: ban hành và tổ chức thực hiện các quy định nội bộ về cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ cấu lao động; danh mục, tiêu chuẩn, chế độ của từng vị trí việc làm; quyết định nhân sự quản trị quản lý trong nhà trường phù hợp với quy định của pháp luật để nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, khoa học công nghệ của trường.
Quyền tự chủ trong tài chính và tài sản bao gồm: ban hành và tổ chức thực hiện các quy định nội bộ về các nguồn thu, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính, tài sản; thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển; chính sách học phí, học bổng cho sinh viên và các chính sách khác phù hợp với quy định của pháp luật để nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, khoa học công nghệ của trường.
Liên quan đến trách nhiệm giải trình, Chủ nhiệm Phan Thanh Bình cho biết dự thảo luật đã được chỉnh lý theo hướng quy định chi tiết các nội dung mà nhà trường phải thực hiện công khai, minh bạch với người học, xã hội, cơ quan quản lý và các bên có lợi ích liên quan. Đặc biệt là trách nhiệm thực hiện kiểm toán độc lập về tài chính, thực hiện công khai về chất lượng, công khai mức học phí, các khoản thu dịch vụ của nhà trường cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu không thực hiện các quy định, cam kết bảo đảm chất lượng hoạt động.
Tại điều 32, trong số các nội dung giải trình được luật hoá có giải trình về mức lương, thưởng và các quyền lợi khác của các chức danh lãnh đạo, quản lý nhà trường. Thực hiện kiểm toán độc lập để kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán hàng năm của đơn vị, kiểm toán đầu tư và mua sắm; giải trình trước cơ quan quản lý, cơ quan thanh tra, kiểm tra.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Hai dự án liên quan cảng Liên Chiểu hoàn thành 100% kế hoạch vốn năm 2024
Kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực, kỳ vọng tăng trưởng mạnh
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2024
10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024 do TTXVN bình chọn
Công bố 10 sự kiện công nghệ thông tin - truyền thông tiêu biểu năm 2024