Cục Hàng không đề xuất cho mở lại các chuyến bay quốc tế thường lệ đi, đến Việt Nam
Chủ tịch nước: “Cầu thị, lo cho dân thì chúng ta sẽ tiến bộ” / Tổng kinh phí chi phòng, chống dịch COVID-19 là 30,85 nghìn tỷ đồng
Trong kế hoạch mới nhất trình Bộ GTVT, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất tái khởi động các chuyến bay quốc tế thường lệ trước hết bằng việc khôi phục các chuyến bay trọn gói (combo) trong giai đoạn 1 thực hiện ngay trong quý IV/2021 cho các đối tượng là công dân Việt Nam song song với việc tổ chức chuyến bay thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến một số địa phương (Phú Quốc, Khánh Hòa, Quảng Ninh...).
Với chuyến bay combo, các hãng hàng không Việt Nam cùng đối tác (doanh nghiệp lữ hành) tổ chức chuyến bay trên cơ sở văn bản đồng ý của địa phương cho tiếp nhận cách ly tập trung có thu phí tại cơ sở cách ly do địa phương phê duyệt với chi phí trọn gói vé máy bay, xét nghiệm COVID-19, khách sạn cách ly và chi phí ăn trong 7 ngày (đối với chuyến bay chở toàn bộ hành khách đã tiêm đủ liều vắc xin) hoặc 14 ngày (đối với chuyến bay khác).
Dự kiến các chuyến bay này sẽ được mở tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Pháp, Đức, Nga, Úc và các thị trường khác khi có nhu cầu luân chuyển lao động.
Cảng hàng không tiếp nhận chuyến bay gồm Vân Đồn, Đà Nẵng, Cam Ranh và các cảng hàng không khác (trên cơ sở đồng ý của UBND các tỉnh/thành phố có điều kiện tiếp nhận hành khách đến từ các cảng hàng không trên).
Tần suất khai thác được quyết định theo năng lực tiếp nhận cách ly của địa phương, chỉ được cấp phép bay sau khi phương án tiếp nhận cách ly được địa phương thống nhất.
Với chuyến bay thí điểm đón khách du lịch quốc tế, Cục Hàng không đề xuất không hạn chế thị trường, áp dụng với khách người nước ngoài có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP được lấy mẫu trong vòng 72h trước chuyến bay đầu tiên trong hành trình vào Việt Nam hoặc theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế; Có chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19.
Tần suất khai thác tới mỗi địa phương thực hiện thí điểm du lịch quốc tế trọn gói trung bình 1 chuyến bay/ngày (tổng cộng 4.000 - 6.000 lượt khách đến trong tháng đầu tiên) và tăng lên 2 chuyến bay/ngày trở lên trong tháng kế tiếp.
Giai đoạn 2 (từ tháng 1/2022), Cục Hàng không đề xuất thí điểm các chuyến bay thường lệ chỉ chở khách có giấy chứng nhận đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19hoặc có xác nhận khỏi bệnh vào Việt Nam mà không yêu cầu có văn bản đồng ý cho vào Việt Nam của các cơ quan chức năng (trừ các yêu cầu về xuất nhập cảnh và kiểm soát y tế).
Thị trường triển khai thực hiện ban đầu là các đường bay giữa Việt Nam và Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Pháp, Đức, Nga, Úc và các thị trường an toàn khác không nằm trong khuyến cáo hạn chế nhập cảnh theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19với tần suất ban đầu 4 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên.
Hành khách chỉ được chấp nhận làm thủ tục hàng không (check-in) tại điểm xuất phát khi có xác nhận đã thanh toán chi phí cách ly 7 ngày tại cơ sở cách ly tập trung có thu phí (khách sạn) được chỉ định tại một địa phương của Việt Nam, bao gồm phương tiện mặt đất đón về khách sạn cách ly.
Tùy thuộc tình hình thí điểm, Cục Hàng không sẽ tiếp tục đề xuất bổ sung các thị trường mới, tăng tần suất cho phù hợp với khả năng miễn dịch cộng đồng và nhu cầu thị trường.
Giai đoạn 3, dự kiến từ tháng 4/2022, tùy thuộc vào tiến trình tiêm vắc xin tại Việt Nam và đánh giá về tính miễn dịch cộng đồng sau khi tiêm vắc xin đại trà sẽ triển khai các chuyến bay thường lệ chở khách vào Việt Nam không yêu cầu cách ly sau nhập cảnh khi áp dụng cơ chế “hộ chiếu vaccine”.
Giai đoạn này hành khách. là công dân Việt Nam và nước ngoài có giấy chứng nhận đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19hoặc có xác nhận khỏi bệnh COVID-19. Thị trường sẽ theo nhu cầu của các hãng hàng không với tần suất ban đầu 7 chuyến/tuần/chiều cho mỗi hãng hàng không.
Giai đoạn 4, khai thác chuyến bay quốc tế thường lệ theo nhu cầu, dự kiến áp dụng từ tháng 7/2022, tùy thuộc vào tiến trình tiêm vắc xin tại Việt Nam và đánh giá về tính miễn dịch cộng đồng sau khi tiêm đại trà trong xã hội. Trong giai đoạn này, hãng hàng không được cấp phép bay để mở bán theo nhu cầu và slot được xác nhận.
Hành khách được chấp nhận làm thủ tục hàng không tại điểm xuất phát khi có các chứng nhận phù hợp với yêu cầu của cơ quan y tế Việt Nam tại thời điểm áp dụng.
Theo đề xuất của Cục Hàng không Việt Nam, tổ bay phục vụ chuyến bay quốc tế có nhập cảnh Việt Nam đều được tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19; có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Hiện nay, Vietnam Airlines vẫn đang thực hiện các chuyến bay thương mại thường lệ chiều đi sang các nước tại châu Âu, Úc, Nhật, Hàn Quốc nhưng chưa được thực hiện chiều về. Các chuyến bay chở khách nhập cảnh đều là chuyến bay công vụ hoặc chở công dân về nước. Đại diện Vietnam Airlines cho biết cần ưu tiên mở lại các thị trường như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Úc là các khu vực kiểm soát dịch tốt. Đây là các thị trường du lịch và đầu tư rất lớn với Việt Nam. Sau khi mở thử nghiệm tại những thị trường trọng yếu, có thể tiến tới mở cửa dần các thị trường khác trên cơ sở kiểm soát dịch bệnh của từng nước. Singapore cũng kiểm soát dịch khá tốt và họ đang mở cửa dần. Theo Đại diện Vietnam Airlines, các thị trường như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc là các khu vực kiểm soát dịch tốt. Đây là các thị trường du lịch và đầu tư rất lớn với Việt Nam, cần ưu tiên mở lại đường bay đầu tiên. Ngoài ra, Úc có nhu cầu bay 2 chiều rất lớn vì cộng đồng người Việt tại đây lớn và Úc cũng kiểm soát tốt dịch bệnh. Với khách nhập cảnh, ngoài quy định tiêm đủ 2 mũi vaccine, xét nghiệm âm tính, nếu tại những vùng dịch cao có thể quy định cách ly tại các cơ sở lưu trú, khách sạn. Cách ly quá dài ngày thì khách sẽ không muốn bay đến Việt Nam. Sau khi mở thử nghiệm tại những thị trường trọng yếu, có thể tiến tới mở cửa dần các thị trường khác trên cơ sở kiểm soát dịch bệnh của từng nước. Singapore cũng kiểm soát dịch khá tốt và họ đang mở cửa dần. Kế hoạch mở lại bay quốc tế của Việt Nam cũng nên theo hình thức xem xét từng thị trường, chưa nên mở cửa ồ ạt và cần thực hiện từ nay đến cuối năm, tránh đứt đoạn thị trường quá lâu, đánh mất nhiều cơ hội. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao