Đến tháng 4, Việt Nam có thêm 5,6 triệu liều vaccine phòng Covid-19
Tuyển tình nguyện viên từ 40 - 59 tuổi tham gia nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vaccine Covivac / Sáng 9/3, Hà Nội triển khai tiêm vắc xin Covid-19 tại Bệnh viện Thanh Nhàn
Cán bộ y tế tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương được ưu tiên tiêm vaccine COVID-19. Ảnh: VGP
Theo thông tin từ Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, ngày 25/3 tới, Việt Nam sẽ đón nhận 1.373.800 liều vaccine và trong tháng 4 sẽ tiếp nhận 2.803.200 liều vaccine. Tất cả đều là vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca.
Cùng với đó, cũng trong tháng 4/2021, Việt Nam sẽ tiếp nhận 1,48 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cũng của AstraZeneca do Bộ Y tế mua thông qua Công ty cổ phần vaccine Việt Nam (VNVC).
Hiện, ở nước ta, chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử đã chính thức bắt đầu từ sáng 8/3 tại Hà Nội, Hải Dương và TPHCM, ưu tiên lực lượng cán bộ y tế tuyến đầu, điều trị cho bệnh nhân COVID-19.
Vaccine phòng COVID-19 được sử dụng trong đợt tiêm đầu tiên này cũng chính là của AstraZeneca, một trong ba vaccine đã được tổ chức WHO chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Vaccine này cũng đã được sử dụng tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Vaccine AstraZeneca được bảo quản trong dây chuyền lạnh từ 2-8 độ C, phù hợp với dây truyền bảo quản vaccine hiện nay trong Chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam.
Trong ngày 8/3, tổng cộng đã có 377 người được tiêm. Hoạt động tiêm chủng tại các điểm tiêm chủng trong ngày đầu tiên diễn ra an toàn. 100% số người được tiêm chưa ghi nhận phản ứng sau tiêm.
Ngày 8/3/2021, Bộ Y tế đã khởi động cho chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại cả 4 điểm tiêm chủng trong ngày đầu tiên đều diễn ra an toàn với tổng cộng 377 người tiêm. 100% số người được tiêm chưa ghi nhận phản ứng sau tiêm.
Đợt tiêm vaccine phòng COVID-19 lần này là khởi đầu cho chiến dịch tiêm chủng có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với hơn 100 triệu mũi tiêm được thực hiện trên toàn quốc, với nguồn lực đầu tư rất lớn của Chính phủ để phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân trên cả nước.
COVAX facility là cơ chế do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Liên minh Toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI), UNICEF, Liên minh đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI), các nhà sản xuất vaccine và các đối tác lập ra, đảm bảo các quốc gia đều được tiếp cận vaccine một cách công bằng và hiệu quả. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo