Đóng BHXH suốt 30 năm, người lao động mong đợi gì ở chế độ hưu trí?
Đại học Đông Á nhận giải thưởng ‘Nhân sự xuất sắc quốc tế năm 2024’ của ARTDO / Hướng dẫn cập nhật CCCD gắn chip khi giao dịch chứng khoán
Luật BHXH năm 2024 đã được Quốc hội thông qua với nhiều thay đổi về chế độ hưu trí như giảm số năm đóng tối thiểu để hưởng lương hưu nhằm tạo điều kiện cho những người tham gia muộn tiếp cận lương hưu dễ dàng hơn. Song nhiều ý kiến cho rằng cách tính lương hưu hiện nay vẫn thiếu tính chia sẻ.
Bà Phan Thị Dung, công nhân làm việc tại một doanh nghiệp sản xuất bao bì ở KCN Tân Bình cho biết bà đã đóng BHXH liên tục 24 năm qua. Vì mong muốn có lương hưu nên bà chưa từng nghĩ đến việc rút BHXH một lần. Còn hơn 4 năm nữa, bà đến tuổi nghỉ hưu. Khi ấy bà sẽ tham gia được khoảng 29 năm BHXH, tỉ lệ hưởng hưu gần đạt mức tối đa song bà vẫn chưa hẳn yên tâm về tuổi già của mình.
Nguyên do là cách tính lương hưu với người lao động ở khu vực doanh nghiệp là bình quân cả quá trình tham gia BHXH, thời gian đầu khi tham gia BHXH, mức tiền lương đóng BHXH của bà rất thấp, chỉ chưa đến 100.000 đồng, chênh lệch quá lớn so với mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH hiện tại (hơn 6 triệu đồng). Nếu chia cho cả quá trình thì dù đạt tỉ lệ hưởng hưu tối đa, lương hưu của bà cũng ở mức thấp.
Người lao động mong muốn lương hưu ngày càng được cải thiện, tiệm cận mức tiền lương tối thiểu vùng.
Vì điều này mà bà Dung không kỳ vọng quá lớn vào lương hưu. "Những năm trước nghỉ hưu tôi sẽ cố gắng tiết kiệm để có khoản tích lũy. Về phần lương hưu, tôi chỉ mong mức lương hưu đảm bảo được một số nhu cầu tối thiểu như điện, nước, một phần tiền ăn"- bà Dung cho hay.
Tương tự, bà Lê Thị Hồng Lộc, nhân viên bảo vệ Công ty CP dịch vụ Long Hải (quận Phú Nhuận) cũng có thời gian tham gia BHXH 27 năm liên tục và chỉ còn gần 3 năm nữa, bà đến tuổi nghỉ hưu. Gia đình neo đơn, bà còn phải chăm lo, phụng dưỡng mẹ già nên dù sắp nghỉ hưu, gánh nặng kinh tế vẫn rất lớn.
Do vậy, bà xác định sau khi nghỉ hưu nếu còn sức khỏe bà vẫn sẽ tiếp tục làm việc kiếm sống để lo cho mẹ. Có lương hưu, có BHYT trọn đời nhờ qúa trình kiên trì đóng BHXH song bà vẫn không bớt lo. "Tiền lương đóng BHXH giai đoạn đầu khá thấp nên tôi cũng hiểu lương hưu không thể cao được song tôi vẫn mong sẽ không quá chênh lệch so với tiền lương tối thiểu vùng vào thời điểm đó đảm bảo một số nhu cầu tối thiểu"- bà Lộc bày tỏ
Theo ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng Ban Chính sách-Pháp luật Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng Luật BHXH đã cho thấy rõ nét những yêu cầu như đa dạng, đa tầng linh hoạt. Song theo ông nguyên tắc đóng-hưởng ở chính sách hưu trí thể hiện rõ nét nhưng sự chia sẻ còn ít. Điều này dẫn đến tình trạng có sự chênh lệch về tiền lương hưu của người tham gia. Nhất là nhóm công nhân lao động trực tiếp có tiền lương đóng BHXH thấp, thường phải về hưu trước tuổi phải trừ phần trăm nên lương hưu rất thấp. Vì vậy, theo ông, tôn trọng nguyên tắc đóng-hưởng nhưng cũng cần có cơ chế giảm thiểu sự chênh lệch này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh