Dự án chống ngập 10.000 tỷ: Có thể hết ngập, có thể... không!
Dự kiến dự án chống ngập do triều của TPHCM trị giá 10.000 tỷ đồng hoàn thành vào cuối năm nay. Tuy nhiên, hiệu quả của dự án phụ thuộc vào hệ thống thoát nước đô thị đang còn quá nhiều hạn chế. Điều đáng nói, một số cống mới xây bị quá tải khi trời mưa lớn kéo dài….
Mưa lớn gây ngập nặng tại Đà Lạt / TP.HCM: Cuối năm 2019, dự án chống ngập 10.000 tỷ sẽ hoàn thành?
Theo dantri.com.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Sun Life nhận giải dịch vụ khách hàng tốt nhất
Cột tin quảng cáo
Hiệu quả dự án 10.000 tỷ đồng còn phải chờ
Tính hiệu quả của dự án chống ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) trị giá gần 10.000 tỷ đồng đã nhiều lần được cử tri và đại biểu HĐND TP nhắc đến, nhất là trong bối cảnh thành phố hễ mưa là ngập.
Hiệu quả dự án chống ngập trị gián gần 10.000 tỷ đồng của TPHCM còn phụ thuộc vào hệ thống thoát nước đô thị
Tại buổi làm việc với HĐND TPHCM mới đây, ông Nguyễn Tâm Tiến – Giám đốc Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 (đơn vị thực hiện dự án) nói: “Có nhiều người đặt câu hỏi dự án này hoàn thành thì thành phố có hết ngập không?”.
Theo ông, có thể hết hoặc có thể... không! Vì nước phải thoát ra ngoài kênh, sông được thì mới phát huy được hiệu quả dự án trị giá gần 10.000 tỷ đồng này.
Nếu như cống nghẹt, nước ngập trong tuyến đường nào đó thì không thể đổ lỗi cho dự án. Nhiệm vụ chính của dự án là ngăn triều, hỗ trợ tiêu thoát nước.
“Thoát nước ra kênh rạch trong thành phố được thì dự án mới phát huy hiệu quả bơm nước ra ngoài sông, giúp hạ mực nước trong kênh, rạch, hỗ trợ thoát nước trong nội đô”, ông Tiến nhấn mạnh.
Về câu trả lời trên, ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng – Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP – cho biết, quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước TPHCM (quy hoạch 752) trước đây có những hạn chế.
Thực tế, trong những năm gần đây, TPHCM xảy ra nhiều cơn mưa lớn, kéo dài, gây ngập nặng. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là do công tác dự báo không lường được diễn biến biến đổi khí hậu. Thông số quy hoạch thoát nước (752) không còn phù hợp thực tế nên một số cống đầu tư trong thời gian qua bị quá tải, dẫn đến ngập.
Ông Vũ Văn Điệp – Giám đốc Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật TP – cho biết, hệ thống thoát nước hiện nay không đáp ứng được yêu cầu.
Theo ông Điệp, TP thực hiện các dự án thoát nước đô thị theo quy hoạch 752 (được phê duyệt năm 2001) với mục tiêu chống ngập cho khu vực trung tâm rộng 581km2, bằng việc đầu tư phát triển 6.000km cống, nạo vét 4.369km kênh, rạch và xây dựng hồ điều tiết. Tuy nhiên, đến nay, TP thực hiện chưa được 50% khối lượng công việc.
Dùng bơm “giải cứu” hệ thống cống thoát nước?
Hệ thống cống thoát nước hạn chế nên TP kết hợp biện pháp khác để giảm ngập, tiêu biểu là điểm ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh), TPHCM phải thuê máy bơm chống ngập, với giá 14 tỷ đồng/năm.
Mong muốn góp sức giảm ngập cho TPHCM, ông Lê Văn Hào đã đưa giải pháp “Thoát nước bổ sung bằng tổ hợp thoát nước song song để xử lý các điểm ngập ở TPHCM”. Gọi là tổ hợp thoát nước song song vì nó được sử dụng song song với hệ thống thoát nước hiện hữu của điểm ngập.
Bài toán đặt ra là phải sử dụng tổ hợp bơm làm sao cho có cơ sở khoa học, kết hợp với địa hình và hiện trạng kiến trúc đô thị TP để khắc phục được những tình huống đang gây ngập tại các vùng thấp trũng.
Đề xuất với lãnh đạo TPHCM, ông Hào cho biết đây là giải pháp hiệu quả, chi phí thấp mà không cần phải nâng đường hoặc mở rộng lòng cống thoát nước hiện hữu nên tiết kiệm chi phí và không ảnh hưởng đến đời sống nhân dân khu vực bị ngập.
TPHCM chốt giá thuê máy bơm "siêu khủng" chống ngập cho đường Nguyễn Hữu Cảnh với giá hơn 14 tỷ đồng/năm, thuê trong 7 năm
Cụ thể, giải pháp này giúp điều hòa được lượng nước mưa dư thừa trên mặt đường ngay tức thì nên không gây ngập cục bộ. Hệ thống ống thoát đảm bảo không bị rò rỉ, có thể bố trí chạy ống dưới lòng đường mà không gây ảnh hưởng tới kết cấu đường, tình hình giao thông.
Bên cạnh đó, hệ thống song song tách được lượng nước mưa ngay từ đầu, giảm tải và nâng cao tuổi thọ cho hệ thống thoát nước hiện hữu, giảm tải cho các nhà máy xử lý nước thải do không phải thu gom xử lý lượng nước thải hòa chung nước mưa.
Theo Phòng Kế hoạch – Đầu tư (thuộc Trung tâm Chống ngập TPHCM), đây là giải pháp hợp lý, đáp ứng yêu cầu xử lý mỗi điểm chống ngập, phù hợp với đặc điểm phần lớn mạng lưới thoát nước của hệ thống thoát nước ở TP là mạng lưới thoát nước chung.
Việc bổ sung một mạng lưới thoát nước mưa riêng không tốn diện tích như một mạng lưới thoát nước lộ thiên hoặc không tốn kinh phí bằng một mạng lưới thoát nước mưa ngầm nhưng chảy không áp. Ngoài ra, có thể tận dụng một số miệng thu và đoạn cống thu gom sau nó trong mạng lưới nước thải hiện hữu để đưa áp dụng tổ hợp thoát nước song song.
Sau buổi làm việc với kỹ sư Lê Văn Hào, Trung tâm Chống ngập TPHCM cho biết, mô hình chống ngập bằng phương pháp sử dụng bơm đẩy chưa được xây dựng ngoài thực tế, ngoài ra giải pháp này chưa đưa ra số liệu tính toán cụ thể về tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức đơn giá, số liệu so sánh kinh tế so với các giải pháp chống ngập mà thành phố đang triển khai… Do đó, chưa thể đánh giá được hiệu quả của giải pháp.
Từ đó, Trung tâm chống ngập TP đề xuất Sở Khoa học và Công nghệ TP hỗ trợ ông Hào đăng ký đề tài nghiên cứu giải pháp xử lý các điểm ngập của TP bằng phương pháp sử dụng tổ hợp thoát nước song song.
Ông Lê Văn Hào cho biết, trong tuần tới sẽ có buổi làm việc với Sở Khoa học – Công nghệ TPHCM về giải pháp trên. Ông cũng mong muốn được tạo điều kiện để thí điểm, đánh giá hiệu quả chống ngập, hiệu quả kinh tế của giải pháp.
Thành phần của tổ hợp thoát nước song song gồm: miệng thu nước mưa tận dụng cũ hoặc làm mới; cống thu gom nước mưa; cống tiếp nhận nước mưa (từ cống thu gom nước mưa dẫn về bể thu/bể hút của máy bơm); bể thu đặt ngay khu vực ngập vùng thấp trũng vừa làm bể hút vừa có tác dụng làm hồ điều hòa cục bộ vùng ngập. Ngoài ra, hệ thống còn có modul máy bơm đẩy nước vào ống chịu áp lực cao đưa nước ra cửa xả.