Tin tức - Sự kiện

F0 tăng cao mỗi ngày có đáng lo ngại?

Số lượng F0 tăng cao sẽ rất nguy hiểm. Nếu người dân không có ý thức trong việc phòng, chống dịch, nếu không “kìm” lại được số ca mắc bệnh mỗi ngày, sẽ kéo theo số bệnh nhân nặng tăng, tỷ lệ tử vong cũng từ đó nhiều hơn, gây quá tải cho hệ thống y tế.

Đà Nẵng: Thành lập Tổ công tác xây dựng Đề án thành lập Khu phi thuế quan / Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị về một số vấn đề quan trọng

Từ nhiều ngày nay, Hà Nội là địa phương ghi nhận số ca mắc Covid-19 mới cao nhất cả nước. Các ca mắc tăng mạnh từng ngày và chưa có dấu hiệu dừng lại. Cá biệt, ngày 8/3, Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước với hơn 32.000 ca mắc; Ngày 11/3, con số này là 31.899 ca.

Số liệu từ Bộ Y tế cho biết, từ 16h ngày 10/3 đến 16h ngày 11/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 169.114 ca mắcmới, gồm24 ca nhập cảnh và 169.090 ca ghi nhận trong nước (tăng 8.429 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố(có 112.937 ca trong cộng đồng);Từ 17h30 ngày 10/3 đến 17h30 ngày 11/3 ghi nhận 71 ca tử vong

Theo lý giải của các chuyên gia y tế, một trong những nguyên nhân khiến số ca nhiễm SARS-CoV-2 ở Hà Nội tăng cao là do dịch bệnh kéo dài và sốca F0ở nhiều địa phương tăng cao sau khi Việt Nam từ bỏ chiến lược “Zero Covid”. Đáng nói, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, nhiều người có tâm lý “trước sau ai cũng bị” và vô tư đi lại để “được nhiễm” cho miễn dịch cộng đồng. Chính thái độ buông xuôi và thiếu ý thức này đã khiến cho tình hình dịch tễ ở Việt Nam có chuyển biến xấu, gây ra tình thế nguy hiểm không đáng có đối với những người chống chỉ định tiêm vaccine, chưa được tiêm hay mắc các bệnh nền, người già.

Ngoài ra, có một bộ phận người dân lơ là các biện pháp phòng dịch, trong đó có nguyên tắc 5K, họ cảm thấy yên tâm tuyệt đối vì cho rằng, mình đã tiêm vaccine ngừa Covid-19 nên sẽ khó có thể bị nhiễm bệnh hoặc bị nhiễm rất nhẹ, giống như cảm cúm.

Số lượng F0 tăng cao mỗi ngày là thực trạng rất đáng lo ngại hiện nay (Ảnh minh họa)
Số lượng F0 tăng cao mỗi ngày là thực trạng rất đáng lo ngại hiện nay (Ảnh minh họa)

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho hay, hiện, bệnh nhânmắc Covid-19 không triệu chứnghoặc triệu chứng rất nhẹ ở Hà Nội đang chiếm tỷ lệ rất cao, khoảng 97%. Tuy vậy, hàng ngày, Hà Nội vẫn ghi nhận có bệnh nhân tử vong vìCovid-19, do đó, người dân không nên có tâm lý buông xuôi và nghĩ rằng, "ai rồi cũng thành F0".

Theo ông Phu, số lượng F0 tăng cao sẽ rất nguy hiểm. Nếu người dân không có ý thức trong việc phòng, chống dịch, nếu không “kìm” lại được số ca mắc bệnh mỗi ngày, F0 tăng nhiều, sẽ kéo theo số bệnh nhân nặng tăng, tỷ lệ tử vong cũng từ đó nhiều hơn, gây quá tải cho hệ thống y tế.

Không phải tất cả những người đã tiêm vaccine rồi đều mắc nhẹ, cũng có xác xuất chuyển nặng và có trường hợp tử vong. Cùng với đó, người mắc bệnh rồi có thể tái nhiễm chứ không phải nhiễm bệnh rồi mà không bị nhiễm nữa. Quan trọng hơn cả là có thể mắc các di chứng hậu Covid...

Về khía cạnh xã hội, ông Phu phân tích, khi số F0 tăng cao, nhiều người sẽ phải nghỉ làm, công việc bị đình trệ, ảnh hưởng tới sản xuất, làm đứt gãy chuỗi lao động. Do đó, sản xuất phải đi đôi với việc thực hiện 5K, thực hiện các phương án dự phòng. Chuyển từ Zero Covid sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch bệnh có hiệu quả để làm kinh tế, nới lỏng nhưng không buông trôi thả lỏng. Bỏ cấm đi lại, bỏ cấm đoán chuyển sang kiểm soát rủi ro, có nhập cảnh, có du lịch, có khách sạn, nhà hàng… có vui chơi giải trí, phải đồng bộ tất các hoạt động một cách an toàn để phòng bệnh. Chỉ cần đứt chuỗi một khâu nào đó thì sẽ đứt gãy chuỗi sản xuất.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam

Từ những phân tích trên có thể thấy, số lượng F0 tăng cao mỗi ngày là rất đáng lo ngại. Điều này thể hiện rõ nhất ở việc, nhiều ngày qua, F0 tại một số nơitrên địa bàn Hà Nội không liên lạc được với y tế phường, người dân phảixếp hàngxin xác nhận F0 hay hết thời gian cách ly hoặc chưa được chuyển tầng kịp thời khi trở nặng. Có phường số F0 lên đến hàng nghìn trong khi nhân viên y tế chỉ 8-10 người, nhiều y bác sĩ mắc bệnh không tiếp tục làm việc… Đây là một trong những thách thức rất lớn của hệ thống y tế hiện nay.

 

Trước thực trạng này, các chuyên gia y tế lo lắng, số ca mắc Covid-19 liên tục tăng và liên tục “lập kỷ lục mới” nên cũng chưa thể khẳng định thời điểm nào Việt Nam sẽ đạt tới đỉnh dịch rồi đi xuống.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, mỗi người dân cần tích cực thực hiện tốt các biện pháp 5K để phòng, chống dịch, cần loại bỏ tâm lý chủ quan “ai rồi cũng thành F0”. Bởi vì được chữa khỏi Covid-19 không có nghĩa là đã bình an hoàn toàn. Nhiều ca F0 sau khi có các kết quả xét nghiệm âm tính vẫn gặp các triệu chứng tồn tại dai dẳng, thậm chí phải quay trở lại bệnh viện để điều trị. Thực tế có tới 33% - 76% người bệnh có thể gặp triệu chứng hậu Covid-19 kéo dài ít nhất 6 tháng, 20% người bệnh phải tái nhập viện; 80% người bệnh phải theo dõi tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu trong vòng 2 tháng sau xuất viện.

Những ai không thực hiện tốt 5K thì nguy cơ lây nhiễm rất cao. F0 đang có xu hướng nhiều hơn F1 và hầu hết đều không triệu chứng. Ngoài ra, vì số F0 không triệu chứng hiện nay vẫn đang đi làm và ra ngoài bình thường nên đây sẽ là nguồn phát tán virus.

Mọi người dân nếu không may bị nhiễm bệnh cần bình tĩnh, không quá lo lắng. Không riêng gì F0 hay F1, mà tất cả mọi người cần tuân thủ tốt 5K, hạn chế đi lại, tiếp xúc nhiều. Chúng ta chỉ có thể thả lỏng hoàn toàn khi có được một hệ thống y tế tốt, có khả năng chống đỡ, còn ở điều kiện hiện tại, nếu để dịch bùng phát mạnh sẽ dẫn tới việc y tế bị quá tải. Bên cạnh đó, nếu không thực hiện quy định cách ly nghiêm túc, các F0 sẽ trở thành nguồn lây cho nhiều người khác, nguy hiểm hơn là lây cho người già, người có bệnh nền và trẻ em, khiến dịch lây lan theo cấp số nhân.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm