Giá vé đường sắt Cát Linh-Hà Đông cao hơn xe buýt bao nhiêu?
Tăng cường công tác an toàn tại các điểm giao dịch ngân hàng / Rà soát, xử lý nghiêm xe vi phạm
Giá vé đường sắt Cát Linh - Hà Đông có trợ giá của nhà nước và mang tính cạnh tranh, thu hút người đang sử dụng phương tiện cá nhân sử dụng đường sắt đô thị. |
“Phương pháp xây dựng giá vé là có một mức giá cố định chung (giá mở cửa), sau đó cộng thêm tiền cho mỗi kilomet, theo nguyên tắc đi bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu. Mức giá vé lượt khác với giá vé tháng. Trong đó, vé tháng được tính theo thời gian thực, đủ 30 ngày, không tính theo thời gian từ đầu tháng đến cuối tháng theo lịch như xe buýt hiện nay. Mức giá vé bình quân của đường sắt Cát Linh - Hà Đông được đề xuất cao hơn xe buýt khoảng hơn 40%”, ông Trường thông tin và cho biết, thẻ vé đường sắt dùng công nghệ điện tử.
Máy bán vé tự động tại nhà ga, người mua đưa tiền vào máy và nhận vé; ngoài ra còn có quầy bán vé trực tiếp tại ga. |
Theo Metro Hà Nội, đường sắt Cát Linh - Hà Đông khi vận hành chính thức sẽ hoạt động từ 5h sáng đến 23h đêm hàng ngày; từ 5 - 6 phút có một chuyến, ngoài giờ cao điểm 10 phút chuyến; mỗi khi tiếp cận ga, đoàn tàu sẽ dừng khoảng 30 giây để hành khách lên xuống.
Hệ thống máy soát vé tự động AFC tại nhà ga đường sắt Cát Linh - Hà Đông. |
Được biết, từ 22/9, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chính thức được vận hành thử và dự kiến sau 3-6 tháng sẽ đưa vào vận hành, khai thác thương mại. Ban QLDA Đường sắt (Bộ GTVT) đặt mục tiêu đưa dự án vào khai thác thương mại trước Tết Nguyên đán 2019.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Không thiếu vốn để thực hiện đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam