Tin tức - Sự kiện

Giải pháp nào để giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay?

Khoảng 90 ngân hàng trung ương trên thế giới đã tăng lãi suất để đối phó với lạm phát. Ở trong nước, lãi suất huy động cũng tăng ở nhiều ngân hàng thương mại.

Điện lực miền Trung sẵn sàng ứng phó mùa mưa bão 2022 / Việt Nam - Campuchia xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển

Tại Anh, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Na Uy, Philippines và Indonesia được dự báo đều sẽ đưa ra các quyết địnhtăng lãi suấtđể kiềm chế lạm phát.

Không chỉ FED, nhiều ngân hàng trung ương khác cũng nhóm họp trong tuần này. Các ngân hàng trung ương của Anh, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Na Uy, Philippines và Indonesia được dự báo đều sẽ đưa ra các quyết định tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Còn tại Việt Nam, cuối tuần qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 15 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, trong đó, nhấn mạnh tới mục tiêu ổn định lãi suất, đặc biệt làlãi suất cho vayđể hỗ trợ cho quá trình phục hồi kinh tế.

Giải pháp nào để giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay? - Ảnh 1.

Trong bối cảnh lãi suất ở nhiều quốc gia tăng cao vì lạm phát, tại Việt Nam, lãi suất huy động 12 tháng bình quân, theo thống kê của Chứng khoán Bảo Việt, đã tăng thêm 0,29 điểm % so với cùng kỳ, lên mức bình quân là 5,85%/năm.

Tuy nhiên, mức cao nhất ở 1 số ngân hàng thương mại đã lên đến trên 7,4%. Mức lãi cao đang thu hút người dân quay trở lại gửi tiền vào hệ thống ngân hàng.

Nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động

Từ đầu tháng 9,lãi suất tiền gửitiếp tục tăng thêm 0,2-0,5% ở nhiều kỳ hạn khác nhau. Cá biệt, một vài ngân hàng nhỏ điều chỉnh tăng tới 1%/năm. Lãi suất tăng đã thu hút nhiều người quay lại gửi tiết kiệm thay vì các kênh đầu tư khác.

Lãi tăng chủ yếu ở các kỳ hạn 6, 12 và 13 tháng. Thừa nhận tăng lãi suất một phần vì các ngân hàng cần vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay tăng lên. Nhưng ngoài ra, còn để đáp ứng quy định mới về an toàn vốn của ngân hàng nhà nước từ 1/10 tới.

Ông Trần Đức Anh, Giám đốc Kinh tế vĩ mô và Chiến lược đầu tư, Công ty chứng khoán KB Việt Nam cho biết: "Vốn ngắn hạn cho vay trung hạn đầu tháng 10 giảm xuống 34% nên phải cơ cấu lại nguồn vốn, hiện họ đang gia tăng nguồn huy động trung, dài hạn lên để đáp ứng yêu cầu".

Theo thống kê, người dân đã gửi thêm gần 319.000 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng trong 6 tháng đầu năm, nâng tổng số dư tiền gửi dân cư lên hơn 5,6 triệu tỷ đồng. Đây là nguồn vốn quan trọng giúp đảm bảo khả năng thanh khoản của hệ thống.

Khi lãi suất huy động tăng, không ít doanh nghiệp lo ngại lãi suất cho vay sẽ tăng lên. Tuy nhiên, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, mặt bằng lãi suất cho vay chỉ tăng khoảng 0,24%, thấp hơn so với mức huy động. Đây cũng là mức tăng thấp nhất so với tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á và châu Á. Vậy các ngân hàng cân đối vốn như thế nào để có thể kiềm chế việc tăng lãi suất cho vay?

Giải pháp nào để giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay? - Ảnh 2.
Ảnh minh họa

Giải pháp ổn định mặt bằng lãi suất cho vay

Đẩy mạnh ngân hàng số, tạo thuận lợi cho thanh toán không tiền mặt để giữ chân người dùng, thu hút lượng tiền gửi không kỳ hạn Casa, là cách mà nhiều ngân hàng thực hiện. Tỷ lệ này ở nhiều ngân hàng lên tới 40-50%, có nghĩa gần 1 nửa số vốn huy động vào chỉ phải trả lãi không kỳ hạn. Với mức khoảng 0,2%/năm, thấp hơn nhiều so với các khoản tiền gửi có kỳ hạn.

Ông Vũ Thành Trung, thành viên Ban điều hành Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) nói: "Chúng tôi cố gắng cân đối giữa ngắn hạn, dài hạn và làm sao để có chi phí vốn hợp lý, qua đó đưa ra mức lãi cho vay đầu ra hợp lý nhất".

Theo chuyên gia, bản thân các ngân hàng cũng phải cố giữ mặt bằng lãi suất cho vay thấp, để tăng cạnh tranh và có cơ hội được ngân hàng thương mại ưu tiên hạn mức tín dụng. Room tín dụng được xem là công cụ hiệu quả biết được ngân hàng nào quản trị cho vay tốt, hạn chế tình trạng chạy đua tăng lãi suất, qua đó giúp Việt Nam giảm bớt áp lực từ làn sóng tăng lãi suất trên thế giới.

Ông Trần Thọ Đạt, Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nhận định: "Các nền kinh tế đầu tàu trên thế giới đang đương đầu với lạm phát gia tăng. Nhưng trong bối cảnh kinh tế Việt Nam lạm phát vẫn duy trì dưới 4%, đây là căn cứ quan trọng để duy trì lãi suất thấp, và trong chính sách ngân hàng nhà nước nêu rõ là chỉ phân bổ tín dụng cho ngân hàng có mức lãi suất thấp cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng".

 

Ông Trương Văn Phước, Nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, cho biết: "Việc cung ứng tiền ở Việt Nam chủ yếu qua tín dụng nên việc nới room là kịp thời. Cần tạo ra thanh khoản của thị trường thông qua nhiệm vụ bơm rút tiền thông qua buôn bán ngoại tệ cũng như các công cụ của thị trường mở để tạo mặt bằng lãi suất ổn định".

Các chuyên gia cũng nhận định, việc FED tăng mạnh lãi suất cũng đang tạo sức ép lớn đến tỷ giá trong nước, buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất để duy trì vị thế của VND. Do đó, ngân hàng nhà nước đang có xu hướng điều tiết thanh khoản ở mức vừa đủ, không còn quá dồi dào như năm ngoái, nhằm duy trì lãi suất liên ngân hàng có mức chênh lệch hợp lý với lãi suất USD.

Hiện, lãi suất cho vay bình quân dao động phổ biến từ 7,9 - 9,3%/năm với ngắn hạn. Trong chỉ thị mới đây, Thủ tướng đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, nhất là về tỷ giá, lãi suất, tín dụng, riêng các ngân hàng thương mại cần tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động để phấn đấu giảm lãi suất cho vay, cùng chia sẻ khó khăn với người dân, doanh nghiệp.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm