Tin tức - Sự kiện

Giảm áp lực tâm lý cho trẻ khi học trực tuyến kéo dài

Đó là... lập dự án "Chăm sóc sức khoẻ tâm thần trong đại dịch" hỗ trợ tâm lý trẻ, tạo sân chơi mới cho trẻ tại gia đình hay tổ chức các hoạt động ngoại khóa trực tuyến.

Ngày 5/1, thêm 17.017 ca mắc COVID-19 mới tại 63 tỉnh, thành phố / Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh sẽ thăm chính thức Việt Nam

Do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, 22 triệu học sinh trên cả nước đã trải qua nhiều lần gián đoạn trong học tập và phải chuyển hình thức học trực tiếp tại trường sang học trực tuyến.

Vẫn biết học trực tuyến là chủ trương đúng đắn, là giải pháp hữu hiệu nhất, để duy trì việc học. Nhưng nếu kéo dài, sức khỏe tinh thần của trẻ có thể bị ảnh hưởng không hề nhỏ. Làm sao để hạn chế những áp lực cho trẻ là vấn đề đặt ra đối với các bậc cha mẹ và thầy cô trong thời điểm này.

Đánh giá về những áp lực mà học sinh gặp phải khi học trực tuyến kéo dài, các bác sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý, tâm thần lập ra một dự án phi lợi nhuận có tên "Chăm sóc sức khỏe tâm thần trong đại dịch".

Giảm áp lực tâm lý cho trẻ khi học trực tuyến kéo dài - Ảnh 1.
Ảnh minh hoạ.

Qua dự án "Chăm sóc sức khỏe tâm thần trong đại dịch", không ít trường hợp trẻ em được cha mẹ đăng ký tư vấn hỗ trợ, thường là liên quan những hành vi chống đối, cáu kỉnh của con mà cha mẹ không thể kiểm soát và giải quyết được. Các em sẽ có xu hướng thu mình lại, mệt mỏi, chán nản, nhiều trường hợp liên quan đến cả giấc ngủ và ăn uống.

Xác định đây là thời gian khó khăn của các con, chị Mai Hương đã phần nào sắp xếp công việc để đồng hành cùng con. Theo hướng dẫn của nhà trường, chị Hương đã cải thiện sân thượng trở thành sân chơi mới cho các bạn nhỏ.

Giải tỏa bớt áp lực tâm lý cho trẻ, ngoài những đổi mới sáng tạo trong dạy trực tuyến, nhiều trường học đã tổ chức các sự kiện ngoại khóa trực tuyến mang tính kết nối và tương tác cao. Cùng tham gia sản xuất, dẫn chương trình bản tin học đường, quay MV âm nhạc tại nhà… đã tạo ra không gian trải nghiệm lý thú cho học sinh.

Nhận thấy vai trò của hoạt động trải nghiệm, trong thời khóa biểu học trực tiếp tới đây, trường Tiểu học và THCS Ngôi sao đã thiết kế 18 tiết hoạt động trải nghiệm mỗi tháng. Cùng với đó, trong thời gian học sinh không đến trường, các thầy cô giáo đã bắt tay xây dựng trung tâm trải nghiệm sáng tạo - một tổ hợp cho trẻ thực hành stem, nghệ thuật, thể thao….phần nào giảm áp lực cho học sinh sau thời gian học trực tuyến kéo dài.

Thời điểm này, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đang tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra học kỳ I. Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhà trường cũng đã triển khai nhiều giải pháp linh hoạt trong tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá với mục tiêu tăng hỗ trợ, giảm áp lực cho học sinh.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm