Tin tức - Sự kiện

Hà Nội đẩy mạnh bảo vệ môi trường, kiểm soát vi phạm xây dựng

Trong 6 tháng đầu năm 2018, các cơ quan chức năng của Thành phố đã kiểm tra, thanh tra tại 681 cơ sở, xử phạt 159 cơ sở với số tiền trên 5,1 tỷ đồng.

Siết tiêu chuẩn khí thải: Ôtô quá tuổi phải ngừng lưu hành? / Thuốc điều trị HIV đầu tiên an toàn khi thử nghiệm giai đoạn một

Sáng 24/9, thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến quý III/2018 với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã.

Hội nghị tập trung 2 nội dung: “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố đến năm 2020 và những năm tiếp theo” và Kết quả khắc phục các hạn chế, yếu kém; nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch; tăng cường kỷ cương trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố.

ha noi giao ban truc tuyen bao ve moi truong kiem soat vi pham xay dung hinh 1
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại phiên họp.

Đối với công tác bảo vệ môi trường, năm 2017 các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đã kiểm tra, thanh tra gần 2.600 cơ sở, xử lý vi phạm hành chính 751 cơ sở với số tiền gần 18,5 tỷ đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, các cơ quan chức năng của Thành phố đã kiểm tra, thanh tra tại 681 cơ sở, xử phạt 159 cơ sở với số tiền trên 5,1 tỷ đồng. Sở TN-MT đã thành lập 5 đoàn kiểm tra tại 30 cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và một số dự án xây dựng trên địa bàn.

Tiến hành rà soát, kiểm tra, xác định 187 “điểm đen” về ô nhiễm môi trường trên địa bàn. Hiện đang tiến hành phân loại, đánh giá chi tiết mức độ ô nhiễm tại các điểm này để đề xuất phương án xử lý, khắc phục.

Tiếp tục triển khai cải tạo, xử lý ô nhiễm môi trường nước các hồ nội thành bằng chế phẩm Redoxi-3C, đến nay, xử lý ô nhiễm nguồn nước tại 132 hồ bằng chế phẩm Redoxy-3C; lắp đặt bè thủy sinh, máy sục khí, nạo vét bùn ở 118 hồ. Đặc biệt, thành phố đã triển khai cải tạo môi trường hồ Hoàn Kiếm và nạo vét bùn hồ Tây.

Đối với công tác xử lý nước thải sinh hoạt, đưa vào sử dụng hiệu quả các trạm xử lý nước thải: Kim Liên, Trúc Bạch, Bảy Mẫu, Yên Sở, Bắc Thăng Long - Vân Trì, Hồ Tây, đảm bảo chất lượng nước sau xử lý đạt quy chuẩn môi trường. Ưu tiên nguồn lực để đến năm 2020 tiếp tục đưa vào vận hành các dự án xử lý nước thải Yên Xá; hệ thống thu gom nước thải về Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở; hệ thống thu gom, xử lý nước thải khu vực Hà Đông, Sơn Tây; Nhà máy xử lý nước thải Phú Đô; trạm xử lý nước thải Đầm Bẩy (Hồ Tây)… Đẩy nhanh tiến độ các nhà máy đốt rác phát điện trọng điểm, Khu Liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn; Khu xử lý chất thải Đồng Ké (Chương Mỹ); 2 nhà máy tại Khu xử lý chất thải Xuân Sơn; triển khai các thiết bị nghiền, tái chế chất thải rắn, đồng thời tăng cường kiểm tra các công trình xây dựng, đảm bảo không phát sinh ô nhiễm môi trường.

 

Tất cả các công trình xây dựng được kiểm tra, kiểm soát

ha noi giao ban truc tuyen bao ve moi truong kiem soat vi pham xay dung hinh 2
Hội nghị giao ban trực tuyến.

Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch của thành phố Hà Nội về việc khắc phục các hạn chế, yếu kém; nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch; tăng cường kỷ cương trong quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục cho biết, sau khi quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thành phố đã hoàn thành nhiều đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc cấp dưới. Các đồ án, dự án theo quy hoạch khu đô thị, phát triển nhà ở, thiết kế đô thị và quy chế được triển khai đáp ứng yêu cầu chung. Thành phố đã có chủ trương thi tuyển chọn phương án, mời tư vấn nước ngoài thực hiện một số đồ án nhằm nâng cao tính khả thi, tiếp cận công nghệ hiện đại kết hợp với bảo tồn các giá trị truyền thống, văn hóa có giá trị.

Kết quả công tác quản lý trật tự xây dựng trong năm 2017 và trong 8 tháng năm 2018 ghi nhận: Công tác quản lý theo quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng đã có chuyển biến tích cực; 100% các công trình xây dựng đều được kiểm tra, kiểm soát; ý thức chấp hành pháp luật của người dân và doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng đô thị đang từng bước được nâng cao; trách nhiệm và thẩm quyền xử lý, giải quyết vi phạm đã được xác định cụ thể. Tỷ lệ số công trình có vi phạm giảm mạnh so với cùng kỳ các năm trước (năm 2016: 13,5%; năm 2017: 10,99% và 8 tháng năm 2018 là 5,39%).

Trong 8 tháng năm 2018, các đội quản lý trật tự xây dựng đô thị quận, huyện, thị xã đã tiến hành kiểm tra tất cả các công trình xây dựng (15.299 công trình). Trong đó, số công trình lập hồ sơ vi phạm là 824 trường hợp, giảm 867 trường hợp so với cùng kỳ năm 2017…

UBND cấp xã, cấp huyện đã xử lý, giải quyết 680/824 trường hợp vi phạm UBND các quận, huyện, thị xã đã ban hành 1.086 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng với tổng số tiền xử phạt là hơn 6,78 tỷ đồng, thu về ngân sách gần 5,31 tỷ đồng.

 

Trong xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo, từ tháng 10/2017 đến tháng 4/2018, đã tiếp tục xử lý 12/132 trường hợp nhà đất thuộc diện này đã tồn đọng từ nhiều năm trước chưa giải quyết được. Tiếp tục thu hồi phục vụ mục đích công cộng với 32 trường hợp không đủ điều kiện tồn tại, gây phản cảm, mất mỹ quan đô thị. Với những nhà, đất siêu mỏng, siêu méo hình thành sau khi triển khai các dự án giao thông mới (từ 2013 đến nay) có tổng số 552 trường hợp. Đến nay, đã xử lý, giải quyết 493/552 trường hợp, số còn lại đang tiếp tục xử lý và dự kiến hoàn thành trong năm 2018.

Theo VOV
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm