Tin tức - Sự kiện

Hà Tĩnh: Đưa bưởi Phúc Trạch lên sàn Thương mại điện tử với hơn 2.700 tài khoản thành viên

DNVN - Sau 1 tháng triển khai khẩn trương, tích cực, Hệ thống truy xuất nguồn gốc và Cổng thông tin bưởi Phúc Trạch đã hoàn thành, đi vào hoạt động ổn định...

Trà Vinh: Phổ biến chương trình hỗ trợ tài chính của Quỹ Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa / Xem xét giảm phí lưu container và kho bãi cho doanh nghiệp

Sau 1 tháng triển khai khẩn trương, tích cực, Hệ thống truy xuất nguồn gốc và Cổng thông tin bưởi Phúc Trạch đã hoàn thành, đi vào hoạt động. Hệ thống có sự tham gia của 159 DN/HTX/THT và 2.765 tài khoản thành viên là các cơ sở sản xuất, kinh doanh bưởi Phúc Trạch và cung cấp cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tạo môi trường quảng bá, kết nối để cung cấp đầu vào, tiệu thụ đầu ra và tiến tới đưa sản phẩm lên sàn TMĐT với sản lượng đăng ký đợt 1 là 8.930 tấn.

Bưởi Phúc Trạch quả ngon Đông Dương

Bưởi Phúc Trạch, thuộc xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh là loại quả ngon của cả vùng Đông Dương, được Tổ chức Châu Âu bảo hộ thương hiệu. Năm 1938 bưởi Phúc Trạch được người Pháp đưa ra đấu xảo Đông Dương, được gắn Medday loài quả ngon nhất Đông Dương.

Bưởi Phúc Trạch

Bưởi Phúc Trạch lên sàn Thương mại điện tử.

Hiện nay, diện tích sản xuất bưởi Phúc Trạch có tại 19 xã trên toàn huyện Hương Khê. Theo chỉ dẫn địa lý đạt 2.593ha, với tổng diện tích 1.777ha đã cho thu hoạch và có 1.206ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, có 6 HTX, 167 THT. Thông tin từ Trung tâm khuyến nông tỉnh, mùa bởi năm nay, dự kiến sản lượng sẽ đạt 21.766 tấn. Hiện bưởi cũng đã được bày bán tại các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại trên cả nước và tạo được niềm tin của người tiêu dùng.

Thế nhưng, trong sản xuất, kinh doanh, quản lý nhà nước còn bộc lộ một số tồn tại hạn chế. Người sản xuất khó tiếp cận các thông tin đầu vào, công nghệ tiên tiến, chuẩn hóa thương hiệu và đầu ra; nhà thương mại khó tìm kiếm được sản phẩm đủ chất lượng sản xuất theo quy trình, quy chuẩn có sự ổn định về số lượng và dịch vụ giao nhận; người tiêu dùng không rõ nguồn gốc sản phẩm; cơ quan quản lý khó quản lý, kiểm soát thực trạng phát triển sản xuất, chế biến, phân phối và tiêu dùng. Đặc biệt, trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp, các kênh bán hàng truyền thống bị ảnh hưởng lớn.

Trong bối cảnh đó, sàn TMĐT là “cầu nối” để quảng bá và kết nối, tiêu thụ sản phẩm tốt hơn; giúp các doanh nghiệp tiếp cận được thị trường mới cả trong và ngoài nước; tối ưu lợi nhuận cho người sản xuất, kinh doanh; hàng hóa được đáp ứng tới toàn dân; khách hàng truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, quản lý tốt thông tin dịch vụ, đồng thời góp phần tạo thói quen tiêu dùng trên sàn TMĐT. Đưa bưởi lên sàn là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay và từng bước thực chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong sản xuất kinh doanh và quản lý sản xuất. Thay thế phương thức sản xuất, kinh doanh và quản lý truyền thống sẽ được thực hiện trong thời kỳ công nghệ số 4.0 để tăng năng suất lao động, tối ưu quá trình sản xuất, kinh doanh, quản lý để tạo nên sự tối ưu về lợi nhuận.

Để không lỡ chuyến tàu “Chuyển đổi số”

 

Để không lỡ chuyến tàu “Chuyển đổi số” và kịp đưa bưởi Phúc Trạch thu hoạch năm 2021 lên sàn TMĐT trong những ngày đầu tháng 8/2021 theo chỉ đạo của Phó Chủ tịch - Đặng Ngọc Sơn, Công ty Cổ phần iCheck đã xây dựng phần mềm truy xuất nguồn gốc và tập huấn cho Tổ công tác Chuyển đổi số Trung tâm Khuyến nông (Tổ công tác Khuyến nông).

Ngay sau đó, Tổ công tác Khuyến nông phối hợp với Tổ công tác cấp huyện, xã (19 xã vùng chỉ dẫn địa lý bưởi Phúc Trạch, huyện Hương Khê) tiến hành thông tin, tuyên truyền, rà soát các hộ dân tham gia, hướng dẫn cài đặt phần mềm, đăng ký tài khoản, nhập liệu và vận hành hệ thống phần mềm. Được cán bộ Khuyến nông tỉnh cầm tay chỉ việc, người dân bước đầu đã làm quen với các thao tác nhập liệu phục vụ quản lý và quảng bá sản phẩm trên các sàn TMĐT bằng tài khoản cá nhân được cài đặt trên máy điện thoại thông minh và máy tính của mình.

Nhận thức sớm được ý nghĩa của chuyển đổi số nên người dân nhiệt tình, tích cực tham gia. Song song, với công tác triển khai tại địa phương thì Tổ công tác Khuyến nông vừa tổng hợp số liệu, hình ảnh phối hợp cùng Công ty Cổ phần iCheck thực hiện soát xét dữ liệu, hoàn thiện nhập liệu trên Cổng thông tin bưởi Phúc Trạch (buoiphuctrach.gov.vn).

Cổng thông tin hỗ trợ truy xuất nguồn gốc theo chuẩn quốc gia và chuẩn GS1, giúp nhà vườn quản lý toàn diện các hoạt động nội bộ như: Giống, chăm sóc, bón phân, xử lý dịch hại, thu hoạch, vận chuyển, chế biến, đóng gói, phân phối, tiêu thụ,… Nhà phân phối thu mua sản phẩm và người tiêu dùng khi quét mã truy xuất nguồn gốc gắn trên sản phẩm có thể dễ dàng tiếp cận thông tin về nhà vườn, điều kiện canh tác, thông tin chi tiết của sản phẩm. Nhờ vậy, bà con có thể chứng minh chất lượng và nâng cao giá trị sản phẩm.

Những quả

Nhà phân phối thu mua sản phẩm và người tiêu dùng khi quét mã truy xuất nguồn gốc gắn trên sản phẩm có thể dễ dàng tiếp cận thông tin về nhà vườn, điều kiện canh tác, thông tin chi tiết của sản phẩm bưởi Phúc Trạch.

 

Bộ máy vận hành đã vào guồng

Kết quả bước đầu của công tác chuyển đổi số được Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đánh giá cao. Song vẫn còn nhiều khó khăn phải giải quyết như: Nhận thức của lãnh đạo một số đơn vị chuyên ngành, chính quyền địa phương còn hạn chế, chưa quyết liệt trong chỉ đạo.

Hương Khê là 1 huyện miền núi, nhiều xã khó khăn, hạ tầng về CNTT chưa đồng bộ; vai trò, vị trí Tổ trưởng tổ hợp tác chưa được khẳng định. Tỷ lệ người dân dùng điện thoại thông minh, máy tính chưa nhiều (50-60%). Đại đa số nông dân sản xuất là người nhiều tuổi, kỹ năng sử dụng máy tính, điện thoại thông minh hạn chế. Mô hình sản xuất áp dụng công nghệ số ít. Chưa có doanh nghiệp đầu mối áp dụng công nghệ số trong tổ chức liên kết phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Chưa có chính sách về chuyển đổi số, kinh tế số, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm trên sàn TMĐT.

Ngày 6/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn tiếp tục có buổi làm việc Bàn giải pháp tiêu thụ bưởi Phúc Trạch, với sự tham gia của đại diện Bộ Công thương và các cơ quan cấp tỉnh, huyện, xã và các cơ sở sản xuất, kinh doanh bưởi Phúc Trạch. Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn giao Sở Công thương chủ trì lựa chọn và chuẩn hóa một số cơ sở sản xuất, kinh doanh bưởi Phúc Trạch tiêu biểu có đủ điều kiện để làm đầu mối đưa lên sàn TMĐT.

 

Phối hợp với Bộ Công thương, Trung ương Đoàn Thanh niên, Văn phòng Điều phối NTM Trung ương, Công ty CP iCheck, các sàn TMĐT, UBND huyện Hương Khê và các Sở, ngành, đơn vị liên quan để xây dựng gian hàng bưởi Phúc Trạch trên các sàn TMĐT như Vò sò, Sen đỏ,…; tìm cách giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong công tác kho bãi, thu gom, đóng gói, chốt đơn, vận chuyển,... Tỉnh sẽ tổ chức Hội nghị trực tuyến để quảng bá sản phẩm bưởi Phúc Trạch vào ngày 25/8 với 7-10 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố.

Xây dựng mô hình sản xuất theo quy trình GlobalGAP để bảo đảm bưởi Phúc Trạch có đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Đồng thời, giao Tổ công tác Khuyến nông phối hợp cùng Công ty CP iCheck và Chi cục Trồng trọt và BVTV tập huấn công tác nhập nhật ký điện tử và đưa bưởi lên sàn theo phương thức cầm tay chỉ việc. Qua đó nhằm trang bị cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh kỹ năng cần thiết, tích tụ đủ nguồn lực để tham gia hiệu quả, vững vàng hơn trong môi trường trực tuyến.

Kết hợp vừa mở rộng đối tượng đăng ký tham gia chuyển đổi số trên cây bưởi Phúc Trạch, vừa xây dựng kế hoạch và triển khai chuyển đổi số trên cây cam Chanh và cam Bù tại các huyện Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn, Can Lộc, Thạch Hà và quyết tâm đưa các sản phẩm này lên sàn TMĐT từ những ngày đầu của vụ thu hoạch năm nay.

Anh Bình
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm