Tin tức - Sự kiện

Hải quan với nhiều biện pháp chống thất thu ngân sách nhà nước năm 2024

Tổng cục Hải quan vừa ban hành chỉ thị về thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2024.

"Nhảy việc" đầu năm: Nên hay không? / Phát triển ngành Xây dựng theo hướng hiện đại

Chú thích ảnh
Bốc dỡ container tại Cảng Cát Lái (TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN

Theo Tổng cục Hải quan, năm 2024 được đánh giá là một năm nhiều thách thức với kinh tế thế giới và cả Việt Nam. Trong khi đó, tình hình chính trị thế giới vẫn diễn biến phức tạp và khó lường, tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo giảm nhẹ, cùng với đó, tăng trưởng kinh tế của nhiều nước đối tác thương mại lớn của Việt Nam cũng được dự báo giảm.

Năm 2024, Tổng cục Hải quan được Quốc hội giao dự toán thu ngân sách nhà nước là 375.000 tỷ đồng. Dự toán được xây dựng trên cơ sở GDP tăng trưởng 6 - 6,5%, giá dầu thô 70 USD/thùng.

Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, Tổng cục trưởng Hải quan Nguyễn Văn Cẩn yêu cầu các đơn trực thuộc tập trung nguồn lực triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, tăng cường cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác hải quan, tạo thuận lợi thương mại và các hoạt động xuất nhập khẩu, rút ngắn thời gian, chi phí thông quan hàng hóa.

Bên cạnh đó, toàn ngành cần tập trung hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra cho năm 2024 thuộc Kế hoạch chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của ngành hải quan; tiếp tục triển khai cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN; xây dựng Dự án Mở rộng cổng thông tin một cửa quốc gia và kết nối cơ chế một cửa ASEAN.

Ngoài ra, các đơn vị trong ngành hải quan được yêu cầu tập trung nguồn lực để triển khai đồng bộ các giải pháp cụ thể như kiểm tra chặt về số lượng, trọng lượng, chủng loại, tên hàng hoá; trị giá hàng hoá xuất nhập khẩu; phân loại hàng hoá, áp dụng mã số và mức thuế; xuất xứ hàng hoá.

Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu, các cục hải quan cần thực hiện việc miễn, giảm, hoàn thuế, ưu đãi thuế; chủ động rà soát, phân loại, thu hồi và xử lý nợ thuế; giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải với hàng gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất, kho ngoại quan, kho hàng không kéo dài; hàng quá cảnh, hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất) quyết liệt áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan,...

Năm 2023, tổng thu ngân sách của ngành hải quan chỉ đạt khoảng 376.000 tỷ đồng, bằng 86% dự toán được giao và giảm 16% so với cùng kỳ năm 2022.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm