Hàng ngàn du khách lên đỉnh núi lửa ngắm dã quỳ ở Gia Lai
Trò diễn dân gian 1.000 năm được tái hiện ở lễ hội Lam Kinh / Khai mạc Lễ hội Du lịch thác Bản Giốc
Đây là lần thứ 2, Gia Lai tổ chức lễ hội mang tên loài hoa báo đông của Tây Nguyên và kéo dài trong 3 ngày từ 10-13/11/2018.
Hoà mình vào sắc dã quỳ đầu đông Tây Nguyên (Ảnh: TA)
Năm nay, lễ hộisẽ phục dựng nguyên bản lễ hộimừng lúa mới của dân tộc Gia Rai. Cạnh đó còn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như: Thi và trình diễn nghệ thuật đan lát, dệt thổ cẩm, tạc tượng; hội thi chinh phục đỉnh núi Chư Đang Ya; trưng bày ảnh đẹp Chư Păh, tượng nhà mồ và nhạc cụ dân tộc; chương trình giao lưu văn nghệ, biểu diễn hòa tấu nhạc cụ dân tộc, cồng chiêng, kể khan, hát dân ca…
Nét mới của năm nay là tổ chức bay dù lượn từ trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya để ngắm hoa dã quỳ. Đây là ý tưởng của câu lạc bộ dù lượn Hà Nội và đã có 20 vận động viên dù lượn từ 3 miền hội tụ về đây biểu diễn để phục vụ du khách.
Lễ hội sẽ phục dựng nguyên bản nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc mang đậm chất Tây Nguyên (Ảnh: TA)
Đến với lễ hội, ngoài được hoà mình trong sắc vàng rực rỡ của hoa dã quỳ, du khách còn được trải nghiệm những giá trị tuyệt vời của văn hóa bản địa, từ ẩm thực đến những vật dụng làm thủ công truyền thống; tham gia những trò chơi dân gian và mãn nhãn với những màn biểu diễn dù lượn từ miệng núi lửa…
Chư Đăng Ya, theo tiếng của người J'rai có nghĩa là củ gừng dại. Ngày nay, nơi đây còn mang dấu tích của núi lửa từng hoạt động hàng triệu năm với miệng núi hình phễu, những viên nham thạch lẫn trong đất đỏ bazan màu mỡ.
Núi lửa Chư Đăng Ya nhìn từ trên cao (Ảnh: HÒA CAROL)
Năm 2017, núi lửa Chư Đăng Ya được tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) bình chọn là một trong 10 điểm đến hấp dẫn nhất tỉnh Gia Lai. Mới đây, Khu du lịch Biển Hồ - Chư Đăng Ya tiếp tục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quy hoạch vào các khu du lịch quốc gia của Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Đức Hoàng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, hoa dã quỳ có ở khắp các tỉnh Tây Nguyên, nhưng Gia Lai là địa phương đầu tiên lấy tên loài hoa này đặt tên cholễ hội, gắn với núi lửa cũng là một trong những “đặc sản” của ngành du lịch, nên lễ hộihoa dã quỳ đã trở thành thương hiệu của Chư Đăng Ya nói riêng, của Gia Lai nói chung.
Ông Hoàng cho biết thêm, mới đây, Ngân hàng Phát triển Châu Á đã quyết định tài trợ khoảng 1 triệu USD đểxây dựng dưới chân núi Chư Đăng Ya một “Làng du lịch Jrai nguyên tác khép kín”, nhằmphục dựng với đầy đủ thiết chế văn hóa, kiến trúc, con người nơi đây… Dự án dự kiến sẽ triển khai trong 2 năm (2019-2020).
End of content
Không có tin nào tiếp theo