Hơn 50 chủ thẻ BHYT được thanh toán từ 830 triệu đến 4,7 tỷ đồng/người
Giải thích về những trường hợp này, ông Nguyễn Tá Tỉnh - Trưởng Ban thực hiện chính sách BHYT (BHXH VN) cho biết, việc chi trả như trên xuất phát từ thực tế nhiều người bệnh không may mắc bệnh nặng, điều trị dài ngày.
Thông qua việc tham gia BHYT, hơn 50 chủ thẻ BHYT trên đã được quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị lớn và tránh được “bẫy nghèo” trong khám chữa bệnh.
“Các bệnh nhân được quỹ BHYT chi trả với số tiền lớn nêu trên thường mắc các bệnh về máu, chủ yếu là bệnh Hemophilia. Đây cũng phản ánh nguyên lý cơ bản của chính sách BHYT xã hội” - ông Nguyễn Tá Tỉnh giải thích thêm.
Trả lời câu hỏi, liệu mức chi trả như trên có ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của Quỹ BHYT hay không? Ông Nguyễn Tá Tỉnh cho biết: Quỹ BHYT hoạt động trên nguyên tắc bảo đảm cùng chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT và chi phí khám chữa bệnh do quỹ BHYT và người tham gia BHYT cùng chi trả. Do đó, các bệnh nhân BHYT khác không bị ảnh hưởng đến quyền lợi trong khám chữa bệnh.
Để quỹ BHYT bảo đảm cân đối, cơ quan BHXH đang nỗ lực cải cách phương thức giám định, thanh toán chi phí khám chữa bệnh, ông Nguyễn Tá Tỉnh cũn đề nghị các cơ sở y tế và người tham gia BHYT cùng chung tay sử dụng có hiệu quả nguồn quỹ BHYT, đảm bảo khả năng chi trả của quỹ BHYT.
Đây cũng chính là việc đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT và của chính các cơ sở khám chữa bệnh.
Thời gian gia hạn BHYT đã linh hoạt hơn Cũng theo ông Nguyễn Tá Tỉnh, từ 1/12/2018, Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định người có thẻ BHYT đang điều trị nội trú nhưng thẻ BHYT hết hạn sử dụng thì vẫn được thanh toán chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và mức hưởng cho đến khi ra viện nhưng tối đa không vượt quá 15 ngày kể từ ngày thẻ BHYT hết hạn sử dụng. Cơ quan BHXH có trách nhiệm hướng dẫn, thực hiện việc cấp hoặc gia hạn thẻ cho người bệnh trong thời gian đang điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo