Tin tức - Sự kiện

Huế: Lên kế hoạch di dời 4.200 hộ dân ra khỏi hoàng thành

(DNVN) – Hiện có hàng nghìn hộ dân ở TP Huế đang sống “treo” trong di tích Kinh thành Huế. Cảnh quan di tích bị xâm hại, chất lượng cuộc sống người dân không bảo đảm... phương án di dời hơn 4.200 hộ dân ra khỏi khu di tích được người dân và chính quyền ủng hộ.

Lâm Đồng: sắp có “Mùa hội cỏ hồng Lang Biang” / Lộ lý do Hà Nội 'khai tử' dự án nhà hát nghìn tỷ lớn nhất Thủ đô

Di tích Kinh thành Huế là quần thể di tích có giá trị lịch sử đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa nhân loại.

Di tích Kinh thành Huế là quần thể di tích có giá trị lịch sử đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa nhân loại (ảnh DL).

Di tích Kinh thành Huế là quần thể di tích có giá trị lịch sử, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa nhân loại. Đây là tài sản văn hóa vô giá của quốc gia và là một trong những kinh đô phong kiến phương Đông, hiện còn lưu giữ được khá nguyên vẹn tổng thể kiến trúc nghệ thuật cung đình với hệ thống thành quách, cung điện... Do đó cần được bảo tồn, tôn tạo phù hợp với Công ước quốc tế về bảo vệ di sản, văn hóa.

Trải qua thời gian, di tích Kinh thành Huế bị xuống cấp theo những tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu và do chiến tranh tàn phá, ngoài ra còn do tác động của con người.

Di tích Kinh thành Huế bị xuống cấp (ảnh DL).

Những người dân sống trong khu vực thượng thành, khu di tích Kinh thành Huế chủ yếu các hộ nghèo. Đa phần họ ở đây do cuộc di dân từ vùng nông thôn vào thành thị, di dân do chiến tranh trong giai đoạn 1945 - 1975 và gia tăng dân số tự nhiên.

Những người dân sống trong khu vực thượng thành, khu di tích Kinh thành Huế chủ yếu các hộ nghèo. (ảnh DL).

Hầu hết các hộ dân sống ở đây đều thuộc diện di dời, giải tỏa. Họ đều là các hộ nghèo đang sống trong những ngôi nhà dột nát, xuống cấp, môi trường sống không đảm bảo. Nhiều gia đình có đến hai, ba thế hệ sống chung trong những căn nhà chật chội, cũ nát.

Hầu hết các hộ dân sống ở đây đều thuộc diện di dời, giải tỏa. Nhiều gia đình có đến hai, ba thế hệ sống chung trong những căn nhà chật chội, cũ nát (ảnh DL).

Các hộ dân đều mong muốn sớm được Nhà nước quan tâm, có những chính sách hỗ trợ thích hợp để sớm ổn định cuộc sống. Nếu vậy thì mới yên tâm sinh sống mỗi khi mùa mưa bão đến, có điều kiện để con em học tập.

Các hộ dân đều mong muốn sớm được Nhà nước quan tâm, có những chính sách hỗ trợ thích hợp để sớm ổn định cuộc sống. x (ảnh DL).

 

Có mặt tại khu vực bờ thành thuộc Phường Thuận Lộc (TP Huế, Thừa Thiên – Huế), PV chứng kiến những ngôi nhà tạm nằm san sát, chen chúc. Trong đó, có ngôi nhà của hộ gia đình bà Hương. Nói là nhà cũng không đúng, bởi đó chỉ là một căn gác dựng bằng gỗ và tôn, rộng khoảng 4m2. Đây là nơi cư ngụ của 4 thế hệ trong gia đình bà Hương.

Khu vực bờ thành thuộc Phường Thuận Lộc, những ngôi nhà tạm nằm san sát, chen chúc.

“Ở đây cực khổ lắm, nước thì bơm giếng khoan lên chớ làm chi có nước máy! Mùa mưa thì nhà dột, nước chảy lênh láng. Mỗi khi nghe có gió bão là cả nhà phải tìm chỗ trú ẩn. Mùa nắng thì ngột ngạt, nóng như thiêu như đốt...”, bà Hương chia sẻ.

Cuộc sống tạm bợ của người dân kéo dài trong nhiều năm(ảnh DL).

“Nhà chúng tôi hiện đã xuống cấp nghiêm trọng. Khu vực này đang nằm trên di tích nên việc sửa chữa rất khó khăn. Cậu xem vết nứt này, nó ngày càng lan rộng ra, rất nguy hiểm...”. Bà Nguyệt - một người sống lâu năm trên bờ thành thuộc phường Thuận Thành, TP.Huế cho hay.

Khu vực này đang nằm trên di tích nên việc sửa chữa rất khó khăn.

Để lên xuống tường thành người dân xây và dựng những cầu thang.

Để lên xuống tường thành, người dân xây những cầu thang (ảnh DL).

Các hộ dân sống “bám” trên di tích không được xây dựng, sửa chữa lớn. Điều này khiến các hộ dân phải sống trong các căn nhà tạm bợ, chật hẹp, vệ sinh môi trường không đảm bảo, gây mất mỹ quan đô thị, xâm phạm nghiêm trọng di tích.

Các hộ dân sống “bám” trên di tích gây mất mỹ quan đô thị, xâm phạm nghiêm trọng di tích (ảnh DL).

 

Nhằm trả lại mặt bằng nguyên trạng cho di tích, cũng như giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, tỉnh Thừa Thiên Huế lên kế hoạch di dời hơn 4.200 hộ dân ra khỏi di tích Kinh thành Huế. Theo đó, đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế được chia làm 2 giai đoạn, tổng kinh phí dự kiến khoảng 4.500 tỷ đồng.

Sống trong những căn nhà tạm bợ nên người dân ủng hộ việc di dời (ảnh DL).

P/S ảnh Đức Linh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo