Khơi dậy tiềm năng và sáng tạo của trẻ bằng phương pháp giáo dục Reggio Emilia
Sự kiện "Một nét văn hóa Hà Nội": Giữ gìn những giá trị xưa cũ / Các trường ĐH thông báo tăng học phí, Bộ GD&ĐT nói gì?
Trong giáo dục mầm non Hướng tiếp cận Reggio Emilia Approach đề cao tiềm năng và sự sáng tạo của trẻ. Hiện đã có mặt tại hơn 140 quốc gia khác nhau, với điều kiện về lãnh thổ, ngôn ngữ, địa lý, khí hậu, con người, văn hoá khác biệt. Với những nguyên vật liệu, dụng cụ học tập được các trường vận động quyên góp từ các nhà máy, gia đình, cộng đồng.
Reggio Emilia Approach là một triết lý giáo dục dựa trên hình ảnh của đứa trẻ với những tiềm năng vô tận, với hàng trăm loại ngôn ngữ của riêng mình, với cơ hội phát triển và trưởng thành cùng những mối quan hệ với cộng đồng xung quanh. Ví như, môi trường học tập chính là người thầy thứ ba, có sự tham gia của phụ huynh, gia đình; và tư liệu ghi nhận sự phát triển thể hiện quá trình tiếp thu, thấu hiểu và sáng tạo của học sinh. Điều nổi bật của hướng tiếp cận này là tính chất linh hoạt khi áp dụng vào các chương trình mầm non của các nước, lồng ghép những nội dung mang giá trị truyền thống, văn hóa của từng quốc gia đồng thời vẫn được cập nhật các yếu tố hội nhập, toàn cầu hóa.
Tại hội thảo, các chuyên gia đã thảo luận, chia sẻ về lịch sử hình thành, những giá trị cốt lõi của các yếu tố sáng tạo và các hoạt động thúc đẩy, lan tỏa hướng tiếp cận Reggio Emilia tại Việt Nam.
Thông qua buổi Hội thảo, mọi người sẽ có cơ hội lắng nghe các kiến thức quý giá về giáo dục nghệ thuật đến từ nhiều chuyên gia, người trong ngành và từ chính Chủ tịch tổ chức Reggio Children.
"Tôi cảm thấy vinh dự khi có thể chứng kiến bước phát triển của hướng tiếp cận Reggio Emilia trong giáo dục mầm non tại Việt Nam. Quá trình chính thức công nhận Hướng tiếp cận Reggio Emilia từ chính phủ Việt Nam trở thành chương trình giảng dạy cho các trường tiểu học và mầm non trong nước đang được thực hiện. Tất cả những điều đó đã nói lên Nguồn sáng tạo đang bắt đầu tỏa sáng”, Ông Dante Brandi Tổng Lãnh sự quán Italia tại thành phố Hồ Chí Minh nói.
Bà Phạm Doãn Hà My, Giám đốc Viện Giáo dục Nghệ thuật Việt Nam (VIA Education) nhấn mạnh tại buổi hội thảo: “Chưa có một nền văn hóa nào tồn tại mà không có nghệ thuật. Nghệ thuật là cốt lõi của bản sắc nhân loại. Món quà lớn nhất mà chúng ta có thể mang lại cho học sinh là sự hiểu biết về khả năng sáng tạo nghệ thuật và thấu cảm sự khác biệt văn hóa toàn cầu, khả năng tiếp thu tinh hoa từ kinh nghiệm quốc tế”.
Giáo dục sáng tạo sẽ là một phần thiết yếu trong việc hình thành hệ sinh thái giáo dục toàn diện cho thế hệ tương lai. Mà ở đó, giáo dục nghệ thuật rất quan trọng khi khoa học chứng minh, sự sáng tạo và niềm vui được mang đến từ nghệ thuật giúp cho trải nghiệm học tập trở nên thú vị, tương tác hơn cho trẻ em. Điều này giúp trẻ có thể học nhanh hơn và tăng hiệu quả truyền đạt tại các lớp khoa học chính khóa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại bị phạt bao nhiêu tiền?
Làng Tom Sara Đà Nẵng được trao giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận 'ASEAN gắn kết để vươn xa'
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân
Chủ tịch FPT: Dược phẩm là một trong những ngành sẽ ứng dụng AI nhiều nhất
Toàn cảnh buổi hội thảo