Tin tức - Sự kiện

Kiên Giang: Khánh thành hệ thống thủy lợi lớn nhất Việt Nam

DNVN - Chiều ngày 5/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các Bộ ngành, địa phương đã cắt băng khánh thành hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 nằm ở hai huyện An Biên và Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Đây là dự án lớn nhất Việt Nam xét về quy mô, khẩu độ thông nước.

Đồng Tháp và Kiên Giang xây dựng kế hoạch đón khách du lịch / Ngày 1/11: Có 5.598 ca mắc COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh, An Giang, Kiên Giang và 46 tỉnh, thành khác

Dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé do Ban Quản lý Đầu tư và XDTL 10 làm chủ đầu tư. Hợp phần xây dựng dự án gồm: Cống Cái Lớn, Cái Bé, Xẻo Rô, Đê nối cống Cái Lớn - Cái Bé với QL61. UBND huyện An Biên, Châu Thành tỉnh Kiên Giang làm chủ đầu tư hợp phần đền bù GPMB. Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang là chủ đầu tư Hợp phần mô hình sinh kế, các hoạt động phi công trình và 8 cống dọc tuyến An Minh- An Biên. Sở NN&PTNT Hậu Giang làm chủ đầu tư hợp phần mô hình sinh kế, các hoạt động phi công trình trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Các đại biểu dự Lễ khánh thành dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn- Cái Bé giai đoạn 1

Các đại biểu dự Lễ khánh thành dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn- Cái Bé giai đoạn 1.

Tổ chức tư vấn lập dự án: Liên danh Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Thủy lợi 2, Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam. Đơn vị được giao quản lý, vận hành dự án là Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa.

Với tổng mức đầu tư hơn 3.300 tỷ đồng, dự án được khởi công vào tháng 10/2019 và hoàn thành tháng 11/2021, tức sau 24 tháng thi công. Dự án bao gồm các công trình chính như cống Cái Lớn, cống Cái Bé, cống Xẻo Rô, Đê nối cống Cái Lớn, cống Cái Bé với Quốc lộ 61; 8 cống hở dọc tuyến đê biển An Biên – An Minh; Hệ thống quan trắc, giám sát tự động; Hợp phần mô hình sinh kế và các hoạt động phi công trình trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang.

a

Toàn cảnh dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn- Cái Bé đã được vận hành.

Toàn cảnh dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn- Cái Bé đã được vận hành.

Dự án nhằm kiểm soát nguồn nước, tạo điều kiện sản xuất ổn định bền vững cho các vùng hưởng lợi với diện tích gần 385 ha thuộc 4 tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu…

Được đánh giá là dự án lớn, kỹ thuật đặc biệt phức tạp, vì vậy, quá trình chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị kỹ thuật được tiến hành rất kỹ lưỡng, bảo đảm chặt chẽ khoa học, đúng quy định của pháp luật. Tuy là dự án lớn, kỹ thuật phức tạp nhưng toàn bộ công tác từ thiết kế, thi công, quản lý đều do người Việt Nam thực hiện. Quá trình thực hiện gặp không ít khó khăn như biến động lớn về giá vật tư nhưng tổng mức đầu tư không tăng, công tác giải phóng mặt bằng được tiến hành nhanh, đặc biệt có hơn 100 hộ dân tự hiến đất để xây dựng tuyến đê. Ảnh hưởng do đại dịch COVID-19 nhưng nhiều công trình thuộc dự án vượt tiến độ đề ra, bảo đảm chất lượng, mỹ thuật công trình.

Phát biểu tại lễ khánh thành, Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương nỗ lực của các nhà thầu, đơn vị thi công và khẳng định đây là dự án thủy lợi trọng điểm quốc gia nên cần phải được quản lý, vận hành, bảo trì bảo đảm an toàn, hiệu quả cao nhất. Dự án này kết hợp cùng tuyến đê biển Tây tạo thành hệ thống công trình phòng chống thiên tai, nước biển dâng hiệu quả. Đây cũng là điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thúc đẩy kinh tế, xã hội toàn vùng vươn lên tầm cao mới.

Hòa Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm