Tin tức - Sự kiện

Ký ức người làm báo trong cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa xuân năm 1975

DNVN - Khi chiến dịch Tây Nguyên bùng nổ, mở màn cho cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa Xuân 1975, chúng tôi khoác ba lô lên đường tăng cường cho các đơn vị cùng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam, thông nhất đất nước.

Những ngôi sao Hollywood là "anh hùng" ngoài đời thực / Brooklyn Beckham và bạn gái tạo dáng thân mật trên tạp chí Vogue Đức

Ngày Nam tiến

Ngày 3/3/1975, chúng tôi vượt qua cầu Hiền Lương đến cầu Thạch Hãn, qua thành cổ Quảng Trị,hòa nhập cùng với các sư đoàn bộ binh 324, 325, 304 và lữ đoàn xe tăng 203, sư đoàn phòng không 673, lữ đoàn pháo binh 164 của Quân đoàn 2, hình thành thế bao vây từ 3 phía vào thành phố Huế, thực hiện đòn tiến công chiến lược thứ hai: Giải phóng Huế-Đà Nẵng.

Ảnh tư liệu

Ảnh tư liệu

 


Chiến dịch Huế-Đà Nẵng diễn ra từ ngày 5/3, kết thúc ngày 29/3/1975. Trong 24 ngày đêm chiến đấu liên tục, Quân đoàn 2 đã sát cánh chiến đấu cùng với các LLVT Quân khu Trị Thiên, Quân khu 5, lập chiến công xuất sắc, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng quân đoàn 1, quân khu 1 và sư đoàn lính thủy đánh bộ của Quân lực VNCH, loại khỏi vòng chiến đấu trên 10 vạn tên địch, thu hồi toàn bộ cơ sở vật chất và phương tiện chiến tranh của chúng, giải phóng hoàn toàn các tỉnh Quảng Trị - Thừa Thiên, Quảng Nam - Ðà Nẵng.

Ảnh tư liệu

Ảnh tư liệu

 

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ giải phóng Huế - Đà Nẵng, chúng tôi lại tiếp tục trong đội hình chiến đấu của Quân đoàn 2 và các đơn vị chủ lực của Bộ hành quân dọc miền Trung vào Đông Nam bộ đến trước cửa ngõ Sài Gòn. Dọc đường địch bỏ chạy toán loạn, các đơn vị chủ lực của ta từ nhiều hướng vừa tiêu diệt địch vừa hành quân cấp tốc tiến về Bắc Sài Gòn. Ngày 26-4, sau khi chọc thủng tuyến phòng thủ từ xa của quân Ngụy Sài Gòn, năm cánh quân của ta, gồm 4 quân đoàn chủ lực và Đoàn 232 cùng với các loại binh khí kỹ thuật hiện đại đã tập kết đầy đủ tại nơi quy định, hình thành thế trận nhiều tầng lớp, bao vây thành phố Sài Gòn.17 giờ cùng ngày, quân ta nổ súng tiến công vào các mục tiêu quan trọng của địch trong thành phố. Từ các hướng, năm cánh quân của ta, có sự phối hợp của lực lượng vũ trang địa phương và sự nổi dậy của quần chúng, vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch, tiến thẳng vào trung tâm Sài Gòn.Trên đường vào thành phố, các tầng lớp nhân dân đổ ra đường, cờ giải phóng tung bay ngập trời.

 

17 giờ ngày 28/4, ngay sau khi Dương Văn Minh tuyên bố nhận chức Tổng thống, quân ta đã tập kích sân bay Tân Sơn Nhất bằng 5 máy bay A37 thu được của địch. Tiếp đó, pháo binh ta giội bão lửa lên đầu chúng, làm tê liệt mọi hoạt động trên sân bay, khiến cho cuộc di tản "liều mạng" của quân Mỹ phải chuyển sang bằng máy bay lên thẳng.

Bão nổi lên rồi

Ngày 29/4, quân ta tổng công kích trên toàn mặt trận. Tất cả các cánh quân của ta, gồm 15 sư đoàn quân chủ lực, đồng loạt tiến công và chỉ trong một ngày đã phá vỡ toàn bộ tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch, ngăn chặn các tiểu đoàn chủ lực của chúng ở Tây Ninh, đồng bằng Sông Cửu Long không cho chúng tiếp viện về Sài Gòn, tạo điều kiện cho quân ta tấn công sâu vào nội thành.Đúng 5 giờ 30 phút ngày 30/4, quân ta từ bốn hướng đồng loạt đánh vào năm mục tiêu đã lựa chọn: Bộ tổng Tham mưu ngụy, sân bay Tân Sơn Nhất, dinh Ðộc lập, Tổng nha cảnh sát đô thành, Biệt khu thủ đô.

Anh tư liệu

Ảnh tư liệu

 

Quân đoàn 2 tổ chức vượt sông Sài Gòn tiến công địch, giải phóng quận 9 và Thủ Thiêm. Sư đoàn 304 và Lữ đoàn xe tăng 203 đảm nhiệm đã vượt cầu xa lộ Ðồng Nai, đánh thẳng vào đội hình quân địch, thần tốc tiến về dinh Ðộc lập.
Đến 10 giờ 45 phút ngày 30/4, các đơn vị của Quân đoàn 2, bằng xe tăng và pháo binh, tiến thẳng vào "Dinh Độc Lập", bắt sống toàn bộ chính quyền trung ương Sài Gòn, buộc tổng thống Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. 11h 30 phút ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc phủ Tổng thống chính quyền Sài Gòn, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.Khi đó, mấy anh em cùng lớp học với tôi ở Học viện Chính trị-Quân sự lại có cơ duyên được gặp nhau tại trụ sở của Tổng nha cảnh sát Quốc gia Ngụỵ. Chúng tôi gặp nhau với niềm vui khôn siết khi được làm người lính chứng kiến Sài Gòn giải phóng trong niềm vui chung của cả dân tộc. Sau giờ phút thiêng liềng ấy, chúng tôi lại phải chia tay các đồng đội, chia tay Sài gòn trở về trường học tập để hoàn thành chương trình của khóa học.
Ảnh tư liệu

Ảnh tư liệu

 

Chiến tranh đã qua đi cách đây hơn 40 năm, nhưng ký ức về ngày chiến thắng 30/4/1975, ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước còn vang vọng mãi trong tôi, trong các thế hệ đi trước và thế hệ trẻ hôm nay. Có trải qua những năm tháng chiến tranh, chứng kiến cảnh đất nước hai miền chia cắt mới thấy ý nghĩa to lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của nhân dân ta, mới cảm nhận hết được giá trị thiêng liêng của những năm tháng hoà bình, thống nhất, toàn vẹn Tổ quốc hôm nay.


Đại tá - Nhà báo Nguyễn Trọng Thắng
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm