Mỗi năm, cả nước xảy ra gần 3.000 vụ cháy
Dự báo thời tiết 21/9: Hà Nội nắng nóng, Sài Gòn mưa chiều / Tết Trung thu ấm nghĩa tình trên mọi miền đất nước
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đến dự và sẽ phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị này.
Hội nghị tập trung tổng kết về công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (PCCC-CNCH) trong thời gian qua và sơ kết Công điện số 01/2018/CĐ-BCA-V11 của Bộ trưởng Bộ Công an về tăng cường công tác này, đồng thời bàn thảo các giải pháp bảo đảm an toàn cháy nổ trong thời gian tới.
Theo báo cáo của Bộ Công an, trung bình mỗi năm, cả nước xảy ra 2.974 vụ cháy, làm chết 81 người, bị thương 198 người, thiệt hại về tài sản ước tính hơn 1.564 tỷ đồng và 1.209 ha rừng; xảy ra 31 vụ nổ, làm chết 21 người, bị thương 50 người; mỗi năm, lực lượng Cảnh sát PCCC thực hiện 1.371 vụ CNCH, tổ chức hướng dẫn thoát nạn cho hàng nghìn người, trực tiếp cứu được 452 người…
Các vụ cháy tập trung chủ yếu ở địa bàn thành thị (chiếm trên 60% tổng số vụ); cháy nhà dân chiếm tỷ lệ 50%; cháy các cơ sở kinh tế tư nhân chiếm tỷ lệ 35%; còn lại là thành phần kinh tế khác (nhà nước, liên doanh hoặc có vốn đầu tư nước ngoài). Cháy nguyên nhân do sự cố hệ thống điện và thiết bị điện chiếm trên 50%; nguyên nhân do vi phạm, sơ suất trong sử dụng điện, xăng dầu, khí đốt, hóa chất chiếm 30%...
Đáng chú ý, trước tình hình xảy ra các vụ cháy nhà cao tầng trên cả nước diễn biến phức tạp trong thời gian gần đây, đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ Công an đã phối hợp với Bộ Xây dựng tiến hành kiểm tra đột xuất nhà chung cư, nhà cao tầng, siêu cao tầng và các cơ sở tập trung đông người có nguy cơ cháy, nổ cao tại 7 địa phương (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu).
Kết quả kiểm tra cho thấy, công tác quy hoạch đô thị tại các tỉnh, thành phố lớn còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, chưa có sự gắn kết quy hoạch phát triển của địa phương với quy hoạch tổng thể về PCCC - CNCH. Tồn tại nhiều cơ sở được xây dựng và đưa vào sử dụng trước năm 2001 (thời điểm Luật Phòng cháy, chữa cháy có hiệu lực) không bảo đảm các điều kiện an toàn PCCC.
Đại diện Bộ Công an báo cáo công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Ảnh: Nhật Bắc |
Tại nhiều nhà chung cư, công trình cao tầng có sự tranh chấp giữa người dân và chủ đầu tư trong việc phân định phần sở hữu chung, việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì dẫn đến tình trạng không thành lập được Ban Quản trị; tình trạng buông lỏng trong quản lý, vận hành, bảo dưỡng, duy trì hoạt động các hệ thống kỹ thuật PCCC còn diễn ra phổ biến, nhất là các công trình xây dựng trước năm 2005 (Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành) không có nguồn kinh phí bảo trì tòa nhà.
Cũng trong đợt cao điểm này, các địa phương cũng đã tiến hành kiểm tra 87.178 lượt cơ sở, qua kiểm tra đã phát hiện 109.116 tồn tại vi phạm về PCCC; lập 4.360 biên bản xử phạt vi phạm hành chính với tổng số 5.308 lỗi vi phạm về PCCC, nộp vào ngân sách nhà nước gần 10 tỉ đồng. Đặc biệt qua kiểm tra đã tạm đình chỉ hoạt động 1.197 trường hợp, đình chỉ hoạt động 666 trường hợp cơ sở hoặc hạng mục, bộ phận của công trình vi phạm nghiêm trọng các các quy định về PCCC.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại chính sách đặc biệt tại WEF Davos
Làng Tom Sara Đà Nẵng được trao giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN
Vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại bị phạt bao nhiêu tiền?
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận 'ASEAN gắn kết để vươn xa'
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân