Mối quan hệ cung cầu của thị trường bất động sản Việt khác với Mỹ và Singapore
DNVN - Theo TS Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia, Chuyên gia Kinh tế Trưởng Ngân hàng BIDV, điều quan trọng khi đánh giá về thị trường bất động sản (BĐS) Việt là mối quan hệ cung cầu khác với Mỹ và Singapore.
Quảng Nam: Chủ đầu tư, doanh nghiệp BĐS chịu trách nhiệm khi để xảy ra sai phạm / Thị trường BĐS tháng 5/2021: Mức độ quan tâm tại các điểm "nóng" Covid-19 giảm mạnh
Thị trường BĐS Việt đang thiếu cung
Theo TS Cấn Văn Lực, Chính phủ hiện đang rất quan tâm tới mức độ cấp phép xây nhà để xác định được cung cầu thị trường BĐS như thế nào. Thị trường này gắn chặt với sự phục hồi và phát triển kinh tế và hội nhập.
Dự báo, phân khúc BĐS khu công nghiệp còn nhiều tiềm năng phát triển từ đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước. Phân khúc này sẽ phục hồi tích cực.
BĐS logistics sẽ phát triển mạnh mẽ hơn vì đã có sự rút kinh nghiệm trong khủng hoảng vừa qua là thiếu container và thiếu nhiều yếu tố liên quan. Khi Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng tốt thì chi phí hoạt động logistics sẽ thuận lợi và cải thiện rất mạnh mẽ.
TS Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia, Chuyên gia Kinh tế Trưởng BIDV.
“Quan trọng hơn là mối quan hệ cung cầu của thị trường BĐS của Việt Nam khác với Singapore, với Mỹ. Việt Nam đang thiếu cung. Nhu cầu là thực, nhất là đối với nhà ở phân khúc, thu nhập thấp và thu nhập trung bình”, TS Cấn Văn Lực nói.
Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV nhấn mạnh: Việt Nam cần cố gắng điều tiết thị trường cho công khai minh bạch lành mạnh hơn. Tránh hiện tượng “con sâu bỏ rầu nồi canh” như thời gian vừa qua, dẫn đến nhận thức của cơ quan quản lý, người dân, doanh nghiệp về thị trường BĐS diễn biến theo chiều hướng xấu …
Bởi vì, bất kỳ đất nước nào đều cần thị trường BĐS lành mạnh. Đóng góp của kinh doanh, đầu tư BĐS của Việt Nam khoảng 4,5% GDP và hệ số lan tỏa của nó rất lớn, gắn với xây dựng, lưu trú ăn uống, gắn với tất cả lĩnh vực tài chính ngân hàng vì liên quan đến tài sản thế chấp.
Ông Lực cho rằng, sau dịch bệnh, nhu cầu của thị trường, của khách hàng thay đổi rất nhiều. Những phân khúc liên quan đến nhà ở ven đô, second home (BĐS nghỉ dưỡng được thiết kế theo mô hình vừa nghỉ dưỡng vừa đầu tư) là xu hướng phát triển khá mạnh thời gian vừa qua, điều này cũng khác với ở nước ngoài.
Chính vì thế, BĐS Việt có nhiều tiềm năng mạnh mẽ hơn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng dự báo 6-7% từ nay đến 2030 theo định hướng chung của Đảng và Nhà nước. Thu nhập bình quân đầu người được dự báo tăng trưởng 5,5-6%, nếu chúng ta làm tốt, thậm chí thu nhập bình quân này còn cao hơn.
Hướng tới Quỹ tín thác BĐS/Reits
TS Cấn Văn Lực bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp BĐS chuyển đổi số nhanh và mạnh hơn nữa. Hiện sự chuyển đổi này vẫn còn chậm so với nhu cầu thị hiếu của khách hàng và thị hiếu của thế giới.
Doanh nghiệp cần hướng tới Quỹ tín thác BĐS/Reits nhằm tạo kênh huy động vốn mới.
“Kênh tài chính BĐS phải đa dạng hóa hơn nữa, tư duy chúng ta phải thay đổi, không chỉ phụ thuộc vào vốn ngân hàng mà còn nhiều kênh vốn khác cho thị trường BĐS, nhất là thị trường chứng khoán. Nên tôi rất mong muốn các doanh nghiệp hướng tới Quỹ tín thác BĐS (Reits – Real Estate Investment Trust) nhằm tạo một kênh huy động vốn mới cho thị trường BĐS. Chúng tôi đang kiến nghị với Chính phủ sớm lập Quỹ tiết kiệm nhà ở, sau đó là quỹ phát triển nhà ở để các đối tượng thu nhập thấp sẽ được thụ hưởng. Đây cũng là tính lâu bền của thị trường”, ông Lực khuyến nghị.
Hà Anh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo