Biến đổi khí hậu có thể làm giảm 3,5% GDP của Việt Nam vào năm 2050
Chống biến đổi khí hậu: Giới chuyên gia kêu gọi quản lý « địa công nghệ » / Chống biến đổi khí hậu: Giới chuyên gia kêu gọi quản lý « địa công nghệ »
Ngày 29/7, Bộ Ngoại giao và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã phối hợp tổ chức hội thảo quốc tế về "Tác động của Biến đổi khí hậu tới việc thụ hưởng quyền của các nhóm dễ bị tổn thương: Chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn tốt”.
Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước biến đổi khí hậu và thiên tai. Các tác động rất nặng nề khi mức thiệt hại là 3,2% GDP vào năm 2020. Uớc tính biến đổi khí hậu có thể làm giảm GDP tới 3,5% vào năm 2050.
Bên cạnh những mất mát đối với nền kinh tế dẫn đến suy giảm tốc độ tăng trưởng, Việt Nam phải tính tới những người có cuộc sống và sinh kế bị ảnh hưởng nhiều nhất từ các hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiệt độ ngày một nóng lên và nước biển dâng.
Tính dễ bị tổn thương do khí hậu ảnh hưởng đến hơn 74% dân số Việt Nam. Trong số đó có những gia đình mất nhà do bão lũ, những trẻ em bị suy giảm sức khỏe trong giai đoạn đầu đời do tiếp xúc với ô nhiễm không khí, phụ nữ và trẻ em gái phải đối mặt với nguy cơ bạo lực gia tăng trong bối cảnh khủng hoảng và thiên tai.
Theo bà Pauline Tamesis, thúc đẩy hành động vì khí hậu là thúc đẩy quyền con người, bởi vậy phải có cách tiếp cận dựa trên quyền con người là trung tâm của giải pháp.
“Việt Nam đang trên con đường đạt được các mục tiêu đầy tham vọng là mức phát thải carbon ròng bằng 0 trước năm 2050 và loại bỏ dần than vào những năm 2040. Tôi muốn khẳng định rằng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với Chính phủ, các đối tác phát triển để đảm bảo rằng các hành động về khí hậu và quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam là toàn diện và công bằng, dựa trên pháp quyền”, bà Pauline Tamesis nói.
Chia sẻ tại hội thảo, bà Kanni Wignaraja, Trợ lý Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc và Giám đốc Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng khẳng định UNDP cam kết ủng hộ Chính phủ Việt Nam trong đảm bảo quá trình hoạch định chính sách nhằm thích ứng, ứng phó với biển đổi khí hậu và các chính sách môi trường phù hợp với các tiêu chuẩn về quyền con người.
“Cam kết phát thải ròng bằng 0 tới năm 2050 của Việt Nam không chỉ dừng lại ở mục tiêu, mà còn bao gồm cách tiếp cận – đó phải là cách tiếp cận toàn diện, đảm bảo sự tham gia đầy đủ, không bỏ lại ai ở phía sau”, bà Kanni Wignaraja nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo