Môi trường

Góp phần gỡ “nút thắt” về tái chế trong kinh tế tuần hoàn

DNVN - Ngày 14/3, Unilever Việt Nam và Công ty CP nhựa tái chế Duy Tân vừa tổ chức lễ ký kết biên bản ghi nhớ "Chương trình Hợp tác thu gom và tái chế nhựa” nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Bắc Giang: Vi phạm về môi trường, công ty dinh dưỡng Hải Thịnh bị phạt hơn 100 triệu đồng / USAID hỗ trợ Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó biến đổi khí hậu

Hợp tác thể hiện cam kết và quyết tâm hiện thực hóa mục tiêu về việc cắt giảm lượng nhựa nguyên sinh, tăng cường nhựa tái chế trong sản xuất, gia tăng khả năng tái chế của bao bì của Unilever. Đồng thời thu gom và xử lý lượng bao bì bán ra thị trường nhằm biến rác thải nhựa trở thành nguồn tài nguyên tái tạo có ích cho nền kinh tế và đời sống, đồng thời giảm thiểu những nguy hại cho môi trường tự nhiên.

Bên trong nhà máy tái chế nhựa của Duy Tân.

Theo báo cáo Nghiên cứu Thị trường cho Việt Nam – Cơ hội và Thách thức đối với tuần hoàn nhựa do IFC và Ngân hàng Thế giới thực hiện, mỗi năm có đến 2,62 tấn rác thải nhựa không được tái chế, dẫn đến hao hụt 75% giá trị vật liệu của nhựa, tương đương 2,2 - 2,9 tỉ USD mỗi năm. Ngành công nghiệp tái chế tại Việt Nam có nguồn nguyên liệu phong phú nhưng chưa phát triển với tỷ lệ tái chế nhựa chỉ đạt mức 33%. Nguyên nhân chính là do nhu cầu về nhựa tái sinh (PCR) chưa cao khi việc sử dụng nhựa nguyên sinh luôn dễ dàng và chi phí thấp hơn.

Vì vậy, chất lượng nhựa PCR luôn là thử thách với các tập đoàn áp dụng tiêu chuẩn quốc tế đối với sản phẩm như Unilever. Đây cũng là “nút thắt” trong việc thúc đẩy kinh tế tuần hoàn về nhựa tại Việt Nam.

Do đó, chương trình được hiện thực hóa bắt đầu từ bước thiết lập hệ thống phân loại tại nguồn và thu gom rác thải nhựa, tiếp đến tận dụng thế mạnh chuyên môn và công nghệ của tái chế Duy Tân để tối ưu hóa nguồn rác thải nhựa được thu gom thông qua việc tái chế, sản xuất hạt nhựa tái sinh (PCR) để quay lại phục vụ cho hoạt động sản xuất bao bì của Unilever Việt Nam.

Hai bên sẽ hướng đến mục tiêu thu gom và tái chế 30.000 tấn rác thải nhựa, thực hiện các chương trình tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người về việc bảo vệ môi trường thông qua thói quen phân loại rác tại hộ gia đình, từ đó tạo ra tác động mạnh mẽ và sự lan tỏa trên toàn quốc.

Theo Ellen Macarthur Foundation, đến năm 2040, mô hình kinh tế tuần hoàn về nhựa có tiềm năng tạo ra nhiều kết quả tích cực, như giúp cắt giảm 80% lượng nhựa thải ra đại dương hàng năm, giảm 25% lượng khí thải nhà kính gây biến đổi khí hậu, giúp tiết kiệm lên đến 200 tỷ USD mỗi năm và tạo thêm 700.000 việc làm mới...

Phương Ngân
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo