Hướng tới loại bỏ nhựa PVC khỏi thẻ thanh toán
Cần bước đi đột phá để "kinh tế xanh" Việt Nam cán mốc 300 tỷ USD / Đà Nẵng: Đề nghị thanh tra các thủy điện vận hành không đúng quy trình
Ngày 9/5, Mastercard công bố đẩy mạnh nỗ lực loại bỏ nhựa PVC khỏi thẻ thanh toán thuộc mạng lưới Mastercard vào năm 2028.
Sáng kiến này góp phần củng cố các cam kết về bền vững của công ty, mở rộng khả năng tiếp cận các sản phẩm thẻ bền vững hơn cho đối tượng người tiêu dùng đang tìm cách giảm tác động của các hoạt động thanh toán của họ tới môi trường.
Trong động thái đầu tiên, từ ngày 1/1/2028, tất cả thẻ thanh toán nhựa mới sản xuất của Mastercard sẽ được làm từ vật liệu bền vững hơn, bao gồm nhựa tái chế hoặc nhựa có nguồn gốc sinh học như rPVC, rPET hoặc PLA và được phê duyệt thông qua một chương trình chứng nhận. Mastercard sẽ hỗ trợ đối tác phát hành thẻ trên toàn cầu trong suốt quá trình chuyển đổi từ nhựa PVC nguyên sinh.
Ông Sandeep Malhotra, Phó Chủ tịch Điều hành của Mastercard, phụ trách mảng Sản phẩm & Đổi mới, khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cho biết: “Thế giới đang đối diện với vấn đề về nhựa. Giải quyết vấn đề này sẽ là nhiệm vụ của toàn xã hội, tuy nhiên các nỗ lực thường được triển khai một cách riêng lẻ hoặc không có sự phối hợp.Với nỗ lực hướng tới thẻ thanh toán bền vững, Mastercard đang kết nối mạng lưới toàn cầu bao gồm các ngân hàng, tổ chức tài chính và người tiêu dùng, những đơn vị đang nắm giữ tổng cộng hơn 3 tỉ thẻ Mastercard, nhằm cùng nhau xây dựng một ngành thanh toán xanh hơn thông qua hoạt động hợp tác và mối quan hệ đối tác”.
Mastercard phát động Chương trình Thẻ bền vững vào năm 2018. Kể từ đó, hơn 330 tổ chức phát hành thẻ tại 80 quốc gia đã tự nguyện đăng ký tham gia, bao gồm 90 tổ chức phát hành ở 15 thị trường trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương.End of content
Không có tin nào tiếp theo