Môi trường

Khởi động sáng kiến chế độ ăn lành mạnh thông qua chuyển đổi hệ thống thực phẩm

DNVN - Nhóm tư vấn về nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CGIAR) vừa khởi động sáng kiến chế độ ăn lành mạnh thông qua chuyển đổi hệ thống thực phẩm tại Việt Nam.

Đà Nẵng: Sản xuất nước uống đóng chai “Anh & Em” không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm / CGIAR thúc đẩy quan hệ đối tác với Việt Nam trong phát triển nông nghiệp bền vững

Với mục tiêu thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi hệ thống thực phẩm, đất đai, nước trong bối cảnh đối mặt với các thách thức của biến đổi khí hậu, CGIAR đã giới thiệu 9 sáng kiến kiến mới tại Việt Nam.

Trong đó, chế độ ăn lành mạnh bền vững thông qua chuyển đổi hệ thống thực phẩm (Shift) là sáng kiến duy nhất tập trung vào đảm bảo chế độ ăn lành mạnh bền vững cho tất cả mọi người thông qua chuyển đổi hệ thống thực phẩm. “Hội thảo khởi động sáng kiến tại Việt Nam” diễn ra sáng 24/6 là sự kiện khởi động sáng kiến này.

“Hội thảo khởi động sáng kiến tại Việt Nam”.

Ông Mark Lundy, quản lý toàn cầu lĩnh vực nghiên cứu Nghiên cứu Môi trường thực phẩm và hành vi người tiêu dùng tại Tổ chức Liên minh Bioversity International và Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT), đồng thời là Phó giám đốc sáng kiến Shift nhấn mạnh về sự phù hợp của sáng kiến Shift với các mục tiêu phát triển quốc gia.

“Hội thảo là cơ hội quan trọng để gặp gỡ, lắng nghe và thảo luận giữa các đối tác, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, các tổ chức xã hội để có được một nhận thức và tiếng nói chung về quá trình chuyển đổi hệ thống thực phẩm tại Việt Nam”, ông Mark Lundy nói.

Tiến sĩ Đào Thế Anh, Phó Chủ tịch Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) bày tỏ: Chuyển đổi hệ thống thực phẩm đóng vai trò quan trọng ở Việt Nam vì nó có thể giải quyết được ba vấn đề chính, bao gồm duy trì an ninh lương thực-thực phẩm, an ninh dinh dưỡng, đảm bảo an toàn thực phẩm và thích ứng với biến đổi khí hậu.

“Sáng kiến Shift rất phù hợp với chiến lược hành động quốc gia của Việt Nam trong việc chuyển đổi hệ thống thực phẩm theo hướng bền vững, minh bạch và có trách nhiệm nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững vào năm 2030”, ông Thế Anh nhấn mạnh.

Việt Nam hướng đến chuyển đổi hệ thống thực phẩm theo hướng bền vững, minh bạch và có trách nhiệm.

Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn) bày tỏ mong muốn thông qua sáng kiến Shift sẽ có nhiều giải pháp chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng “minh bạch, trách nhiệm, bền vững”.

Đặc biệt là giải pháp chú trọng đẩy mạnh thông tin, truyền thông về việc chuyển đổi hệ thống thực phẩm sao cho sản xuất hiệu quả, tiêu dùng tốt nhất. Tiếp tục rà soát, tham mưu cơ chế chính sách về sản xuất an toàn, truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm.

Đồng thời, góp phần nâng cao kiến thức kinh tế nông nghiệp và phát triển sản xuất bền vững; triển khai các mô hình sáng tạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển chuỗi giá trị nông sản, truy xuất nguồn gốc và chuyển đổi số; phát triển đa dạng các mô hình theo từng đối tượng, theo địa phương phù hợp điều kiện địa phương, vùng miền.

“Chúng tôi đánh giá rất sáng kiến Shift của Liên minh Bioversity International, Trung tâm CIAT và sẽ hợp tác chặt chẽ cùng các đối tác trong việc triển khai sáng kiến chế độ ăn lành mạnh bền vững thông qua chuyển đổi hệ thống thực phẩm tại Việt Nam”, ông Thịnh cam kết.

Hà Anh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm