Nam Định: Xã hội hóa các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước
Theo UBND tỉnh Nam Định, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của tỉnhgiaiđoạn 2016 - 2020được sự hưởng ứng, tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân nên đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Đến hết năm 2018, toàn tỉnh có 100% số xã được công nhận đạt chuẩn NTM, tính bình quân mỗi xã tăng 13,2 tiêu chí so với năm 2010; đến tháng 7/2019 có 10/10 đơn vị cấp huyện đã được công nhận đạt chuẩn NTM. Huyện Hải Hậu đang xây dựng mô hình điểm huyện NTM kiểu mẫu “Sáng, xanh, sạch, đẹp để phát triển bền vững” giai đoạn 2019 - 2025.
Đến nay, diện mạo nông thôn khởi sắc rõ nét, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Thu nhập của người dân ở nông thôn năm 2018 tăng hơn 3,5 lần so với năm 2010. Cơ cấu thu nhập của các hộ dân ở nông thôn có sự thay đổi đáng kể, hộ có thu nhập chính ngoài nông nghiệp chiếm trên 80%. Mức sống của người dân nông thôn được cải thiện đáng kể, khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn giảm còn 1,35 lần. Không những vậy, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn dưới 2%. 96,86% số người dân được lấy ý kiến đều hài lòng về kết quả xây dựng NTM, chương trình xây dựng NTM ở Nam Định đã thực sự là chương trình của người dân, vì cuộc sống của người dân ở khu vực nông thôn.
Để đạt kết quả này, ông Đoàn Hồng Phong - Bí thư Tỉnh ủy Nam Định cho biết, một trong những kinh nghiệm trong xây dựng NTM của Nam Định là khuyến khích xã hội hóa các nguồn lực cho xây dựng NTM; kêu gọi người con quê hương Nam Định trong và ngoài nước cùng chung tay xây dựng NTM tại quê hương. Nếu chỉ dựa vào ngân sách nhà nước (NSNN) chắc chắn sẽ không hoàn thành được mục tiêu xây dựng NTM.
Với cách thức vừa học, vừa làm, vừa đúc rút kinh nghiệm, vừa tổng kết thực tiễn, Nam Định đã sớm đề ra quan điểm: Xây dựng NTM trước hết phải xuất phát từ việc khai thác nội lực, từ chính cộng đồng dân cư, với phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”; các xã, thị trấn, các thôn, xóm và người dân nông thôn phải chủ động, sáng tạo trong xây dựng NTM; không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
Theo đó, tính đến tháng 7/2019, tổng các nguồn vốn huy động cho xây dựng NTM của tỉnh đạt 22 nghìn tỷ đồng, trong đó nguồn lực đầu tư từ NSNN chỉ chiếm một phần, khoảng 26,3%, còn lại là các nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp, cộng đồng dân cứ và các nguồn vốn hợp pháp khác. Đặc biệt, với sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, nỗ lực huy động nguồn lực của các địa phương, đến 31/12/2018 trên địa bàn tỉnh không còn nợ xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM.
Bên cạnh đó, vai trò của người dân trong xây dựng NTM được phát huy, lấy dân làm chủ thể, dựa vào sức dân. Những kết quả nổi bật trong xây dựng NTM của tỉnh đều có sự đóng góp to lớn của nhân dân. Người dân nông thôn đã có những chuyển biến rất lớn và sâu sắc về tư duy nhận thức đến trách nhiệm và hành động. Người dân tham gia vào xây dựng NTM thông qua 5 hình thức: Tham gia ý kiến vào quy hoạch và đề án xây dựng NTM cấp xã; tham gia lựa chọn những công việc cần làm trước, làm sau, vừa thiết thực với người dân vừa phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương; quyết định mức đóng góp trong xây dựng các công trình công cộng của thôn, xã; cử đại diện tham gia quản lý và giám sát các công trình xây dựng; tổ chức quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình sau khi hoàn thành.
Xây dựng NTM tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên
Theo ông Đoàn Hồng Phong, tỉnh Nam Định xác định xây dựng NTM tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục của các cấp ủy, Đảng, chính quyền, đoàn thể; xây dựng NTM có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc.
Thời gian tới, tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án xây dựng thí điểm mô hình NTM kiểu mẫu: "Sáng – xanh- sạch –đẹp“ để phát triển bền vững. Bên cạnh đó, đẩy mạnh xây dựng NTM gắn với đô thị hóa, nông thôn văn minh, hiện đại. Đặc biệt, tiếp tục có cơ chế tạo thuận lợi huy động các nguồn lực xã hội và vai trò chủ thể của người dân; khuyến khích các mô hình người dân tự chủ, tự làm, tự chịu trách nhiệm trong xây dựng, quản lý, khai thác các cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hóa cơ sở. Đồng thời tiếp tục có kế hoạch củng cố nâng cấp, phát triển hạ tầng nông thôn theo hướng hiện đại, đồng bộ, kết nối để đáp ứng tốt hơn yêu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội.
Cùng với đó, đẩy mạnh tái cơ cấu, phát triển nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại gắn với phát triển các ngành công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ, tạo việc làm tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Tỉnh cũng chú trọng xây dựng và giữ gìn cảnh quan môi trường nông thôn theo hướng xanh - sạch - đẹp, hình thành các vùng quê đáng sống. Song song đó, thực hiện đồng bộ các biện pháp xử lý triệt để ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, các khu chăn nuôi, các cụm - điểm công nghiệp; cải tạo, nâng cấp các khu xử lý rác thải sinh hoạt tập trung ở các xã, thị trấn trở thành khu xử lý rác thân thiện môi trường. Song song đó, thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải theo quy hoạch. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình nước sạch tập trung trên địa bàn nông thôn; đảm bảo 100% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch.
Giai đoạn 2021-2025, Nam Định đề ra mục tiêu đến năm 2020 có 25% số xã, thị trấn trở lên đạt chuẩn NTM nâng cao, có 10 mô hình NTM kiểu mẫu trở lên ở xã, thôn.
Huyện Hải Hậu cơ bản đạt tiêu chí huyện NTM nâng cao. Đến năm 2025, có 70% số xã, thị trấn trở lên đạt chuẩn NTM nâng cao; có 25% số xã, thị trấn trở lên đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, có ít nhất 5 huyện đạt chuẩn NTM nâng cao. Hải Hậu được công nhận huyện NTM kiểu mẫu.
Hiện nay, Nam Định đang tập trung xây dựng NTM nâng cao và xây dựng các mô hình NTM kiểu mẫu để rút kinh nghiệm, nhân ra diện rộng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao