Nghỉ học thứ 7: Người vui, kẻ khóc, học trò có thiệt?
TPHCM: Rà soát gấp nhà vệ sinh trường học / Có hộ khẩu thường trú vẫn bị từ chối nhận học lớp 1
Chưa thể thành quy định
Theo ghi nhận, từ lâu đã rất nhiều trường ở TPHCM không học vào thứ 7, tập trung nhiều ở các trường bậc THPT. Một số trường như Trưng Vương, Lê Quý Đôn, Nguyễn Thị Minh Khai, Bùi Thị Xuân, Gia Định... và các Trường chuyên như Lê Hồng Phong, Năng Khiếu đều không học chương trình vào thứ 7. Nhiều trường dành thời gian này để học sinh tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt câu lạc bộ....
Bà Bùi Minh Tâm, Hiệu trưởng Trường THCS -THPT Lương Thế Vinh, Q.1, cho hay, ngay từ khi thành lập, được 14 năm, trường đã không tổ chức dạy học vào thứ 7. Đây là trường 2 buổi/ngày nên có thể thu xếp được lịch học theo kế hoạch vào 5 ngày trong tuần. Còn ngày thứ 7, học sinh sinh hoạt ngoại khóa, hoạt động các câu lạc bộ, các nhóm học thuật...
Xét về mặt lý thuyết, phía trường học ủng hộ việc không tổ chức dạy học thứ 7 để học sinh, giáo viên có thời gian nghỉ ngơi, sinh hoạt với gia đình nhưng thực tế không phải cứ muốn là được. Rất nhiều trường học ở TPHCM vì áp lực sĩ số, trường lớp thiếu không thể tổ chức học 2 buổi/ngày, thậm chí ở bậc tiểu học nhiều trường từ 2 buổi, phải rút xuống 1 buổi để đảm bảo chỗ học cho học sinh.
Như ở Tân Phú, năm học 2017-2018, tỉ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày chỉ dưới 30%, riêng bậc tiểu học dưới 50%; ở Thủ Đức, nhiều trường từ học 2 buổi/ngày đã chuyển xuống 100% lớp học 1 buổi/ngày... lực về sĩ số mỗi năm lại càng tăng. Nhìn tốc độ số học sinh tăng lên của năm học mới này tại TPHCM sẽ càng phải chóng mặt.
Theo cáo cáo của Sở GD-ĐT TPHCM, năm học 2018 - 2019, dự kiến toàn thành phố có gần 1.677.600 học sinh, tăng hơn 67.230 em. Cụ thể, mầm non tăng 20.225 học sinh, tiểu học tăng trên 26.810 học sinh, THCS tăng 10.400 học sinh và THPT tăng hơn 9.790 học sinh.
TPHCM có mức đầu tư lớn cho xây dựng trường học, tháng 9 tới sẽ có 882 phòng học mới được đưa vào sử dụng nhưng cũng không thể nào "gánh" nổi tốc độ tăng sĩ số trong trường học. Điều không thể tránh khỏi là gia tăng sĩ số học sinh/lớp vượt cao so với chuẩn, học sinh tham gia học 2 buổi/ngày giảm. Và dẫn đến điều kiện về sân chơi, bãi tập, thư viện… đều phải co hẹp, gây ảnh hưởng đến các lớp đang học.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó GĐ Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, hiện nay các trường được phép chủ động trong việc xây dựng lịch học làm sao đảm bảo kế hoạch, đã rất nhiều trường không tổ chức dạy học thứ 7. Thế nhưng, nếu để thành một quy định chung trong điều kiện như hiện nay là rất khó, chưa thể thực hiện được mà phải tùy điều kiện mỗi trường. Thành phố với áp lực gia tăng dân số dân lớn, với các trường học 1 buổi ngày thì không thể nào đảm bảo lịch học theo kế hoạch nếu không tổ chức vào thứ 7.
Đối với việc nghỉ vào thứ 7, ông Hiếu đánh giá điều này sẽ rất tốt cho học sinh và cả đội ngũ giáo viên. Các em có thêm thời gian sinh hoạt với gia đình, tham gia các hoạt động ngoại khóa, năng khiếu, rèn luyện... Nhưng để đảm bảo chương trình học như hiện tại, đảm bảo nội dung, kế hoạch thì không thể "cắt" ngày thứ 7 của học sinh.
Giảm chính khóa, có phải tăng thời lượng học thêm?
Đề xuất của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về không tổ chức dạy học vào thứ 9 ở các trường phổ thông dẫn đến rất nhiều ý kiến trái chiều. Ở góc độ dư luận, người dân, nhiều người ủng hộ việc nghỉ học thứ 7 và cũng không ít người phản đối. Điều này còn tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi gia đình, lịch làm việc của phụ huynh. Với bộ phận này là thuận lợi nhưng với bộ phận khác là bất lợi.
Hầu hết các gia đình bố mẹ là viên chức nhà nước, hay làm trong các doanh nghiệp tư nhân... nghỉ vào thứ 7 đều ủng hộ việc học sinh nên nghỉ thứ 7 để gia đình thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt động. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ phụ huynh vẫn đi làm vào thứ 7, nếu việc con cái nghỉ học vào ngày hôm đó thì lạ phát sinh thêm vấn đề. Không ít phụ huynh sẽ phải khóc ròng nếu con nghỉ học vào thứ 7 còn bố mẹ vẫn đi làm.
Ở TPHCM, rất đông người dân ở các tỉnh về làm công nhân làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, nhà máy... hầu như họ đều làm việc vào thứ 7, chưa kể yêu cầu phải tăng cả chủ nhật. Xuất phát từ thực tế này, thành phố đã triển khai tại một số trường mầm non giữ trẻ vào cả ngày thứ 7.
Vấn đề cũng cần đặt ra, việc nghỉ học vào thứ 7 mới chỉ được nhiều người chú ý ở góc độ thuận lợi hoặc hay bất lợi cho sinh hoạt của các gia đình. Trong khi, theo ý kiến nhiều người, điều cần quan tâm nhất về đề xuất nghỉ học vào thứ 7 nên đi đúng vào bản chất. Việc nghỉ học thứ 7 liệu có đảm bảo về chất lượng, thời gian học tập chính thức cho các em.
Nếu như nói hiện tại thời gian học chính khóa dài nhưng thực tế tỷ lệ học sinh vẫn phải đi học thêm rất cao để theo kịp chương trình, thi cử. Nghỉ học thứ 7 có thể xem là giảm thời lượng chính khóa mà các em được thụ hưởng chính thức, vậy các em sẽ ứng phó như thế nào với chương trình, với thi cử nếu không tăng thời lượng học thêm?
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo