Nguyên Tổng Bí thư Ðỗ Mười qua ký ức của ông Lê Huy Ngọ
Nhắc về thời kỳ làm lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phú, ông Lê Huy Ngọ cho biết, tỉnh có khu công nghiệp Việt Trì- Lâm Thao, nhà máy giấy Bãi Bằng nên ông Đỗ Mười thường về kiểm tra công việc. Trong một lần thăm nhà máy giấy Bãi Bằng, ông yêu cầu tỉnh Vĩnh Phú báo cáo về tình hình cung cấp nguyên liệu cho nhà máy.
Trong một cuộc họp, ông Mười rất gay gắt, cho rằng, T.Ư làm nhà máy, địa phương phải làm vùng nguyên liệu tập trung, đất nước đang cần rất nhiều giấy, phải tự sản xuất, hạn chế nhập ngoại. Vĩnh Phú là tỉnh trung du, có ba phần tư diện tích đất là đồi rừng, lại có lâm trường quốc doanh sao không làm được? Ông Ngọ cho biết, hồi đó, ông mạnh dạn trao đổi, rằng nếu chỉ dựa vào lâm trường quốc doanh thì không đủ sức cung cấp. Ông Mười gợi ý, lãnh đạo tỉnh phải xuống bàn với dân.
Sau đó, ông Ngọ được phân công xuống cơ sở tìm hiểu về mô hình rừng vườn. Người dân, không bán nguyên liệu cho nhà máy vì giá thu mua rẻ, trồng được ít vì đất đai không nhiều. Sau này, khi ông Mười lên kiểm tra lại, ông Ngọ và lãnh đạo tỉnh đưa ông xuống thăm mô hình. Thấy vùng nguyên liệu có nhiều, ông Mười hỏi, làm sao để người dân bán cho nhà máy. Ông Ngọ trình bày, phải nâng giá thu mua ngang với giá bên ngoài. Cùng với đó, phải giao đất rừng cho dân tự quản, chăm sóc và bán cho nhà máy.
“Báo cáo với bác Đỗ Mười, vấn đề này thật không dễ dàng. Vì Vĩnh Phú lúc đó đang trải qua thời kỳ “hậu khoán hộ” từ khoán lúa, khoán hoa màu, Vĩnh Phú đang làm thử việc “giao khoán đất rừng cho dân”. Bài học về “khoán hộ” đã là nhỡn tiền”, ông Ngọ nói.
Dù vậy, ông Mười nghe xong thấy tỉnh có đồng ý để tỉnh làm thử ở một huyện. Huyện Đoan Hùng làm thí điểm tốt, chúng tôi nhân điển hình cho toàn tỉnh và từ đó việc cung cấp nguyên liệu cho nhà máy giấy đã được giải quyết cơ bản.
Ông Ngọ nhớ lại, năm 1971, khi ông Đỗ Mười đang làm Phó Thủ tướng, đúng vào thời điểm nước ta chịu một trận lụt lịch sử. Vĩnh Phú bị vỡ đê, Hà Nội và các tỉnh ven sông Hồng bị uy hiếp nặng nề. Ông Mười cùng với các ngành tập trung chỉ đạo làm thủy điện; sau Thác Bà là đến Hòa Bình và sau đó là Tuyên Quang để vừa có nguồn điện lớn cho đất nước, vừa hạn chế được lũ lụt, giảm nhẹ thiên tai và điều tiết nước chống hạn cho đồng bằng Bắc bộ trong mùa khô hạn. Hệ thống thủy điện Thác Bà - Hòa Bình - Tuyên Quang là một minh chứng cho thấy tầm nhìn chiến lược và khai thác, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước.
Có một lần ông Mười lên Vĩnh Phú kiểm tra nhà máy sản xuất phân lân Lâm Thao. Ông nói nước mình mỗi năm phải nhập bốn, năm triệu tấn phân bón rất tốn ngoại tệ, liệu mình có tự sản xuất được không. Ông thường xuyên đến kiểm tra và yêu cầu tỉnh Vĩnh Phú phải hỗ trợ để thúc đẩy và mở rộng sản xuất phân lân Lâm Thao, phân tổng hợp NPK.
“Sau này, tôi được biết từ apatit Lào Cai đến phân lân Lâm Thao và các cơ sở sản xuất phân bón như đạm Bắc Giang đều được ông Đỗ Mười chỉ đạo thúc đẩy tiến độ thực hiện. Khi gặp chúng tôi, ông thường nói: Nước ta, ngành nông nghiệp là cơ bản. Vì vậy trước tiên công nghiệp phải phục vụ nông nghiệp, nông nghiệp có phát triển thì mới yên dân và công nghiệp mới phát triển nhanh nói”, ông Ngọ kể.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sun Life nhận giải dịch vụ khách hàng tốt nhất
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2024
Kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực, kỳ vọng tăng trưởng mạnh
10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024 do TTXVN bình chọn
Công bố 10 sự kiện công nghệ thông tin - truyền thông tiêu biểu năm 2024
Đà Nẵng: Hai dự án liên quan cảng Liên Chiểu hoàn thành 100% kế hoạch vốn năm 2024