Tin tức - Sự kiện

Nhiều ý kiến xác đáng đóng góp Luật Đất đai (sửa đổi)

Chiều 21/2, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến các tổ chức và nhà khoa học về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Bộ Nội vụ đề xuất 9 nhóm hưởng lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7 / Dự báo thời tiết ngày 21/2/2023: Hà Nội đêm và sáng trời rét, trưa hửng nắng

Tại đây, các nhà khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến xác đáng. Có 8 chủ đề được gợi ý lấy ý kiến của Dự thảo Luật Đất đai(sửa đổi) đã được gửi tới các tổ chức, nhà khoa học… Trong đó, nội dung được các đại biểu đặc biệt quan tâm và góp ý nhiều nhất cho dự thảo luật là vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Bởi lâu nay, công tác quy hoạch còn nhiều yếu kém, chậm trễ, tùy tiện thay đổi, ảnh hưởng lớn tới kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương.

"Kế hoạch sử dụng đất với cấp huyện, các đồng chí cần thêm một câu như thế này: phải thể hiện các dự án trong quy hoạch tới từng thửa đất. Dự án mới có cái chủ trương đã ai duyệt đâu, đã biết quy mô thế nào để tới từng thửa đất. Hơn nữa, tư liệu hiện nay có đến đâu không nên những câu phi lý như thế này tôi đề nghị các đồng chí sửa đi cho nó hợp lý", TS. Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam, nêu quan điểm.

"Cần phải có quy định về việc sử dụng đất của các doanh nghiệp cổ phần hóa theo hướng tách giá trị đất ra khỏi giá trị doanh nghiệp. Doanh nghiệp cổ phần hóa phải thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai như những doanh nghiệp khác, chỉ được sử dụng đất phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo các phương án sử dụng đất đã được duyệt. Nếu trong trường hợp chuyển đổi mục đích thì phải thu hồi lại đất và đấu giá", GS.TS. Phan Trung Lý, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, nhận định.

Nhiều ý kiến xác đáng đóng góp Luật Đất đai (sửa đổi) - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Bên cạnh đó, về mặt kỹ thuật, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang bị trùng lặp với Luật Quy hoạch. Ngoài ra, câu chữ của Nghị quyết 18 phải khác với câu chữ khi thể chế thành pháp luật, phải có tiêu chí rõ ràng, không chung chung.

"Khi chuyển tái định cư thì nơi ở mới phải tốt hơn hoặc bằng với nơi ở cũ, đó là Nghị quyết, chủ trương của Đảng, không thể sai được, rất đúng đắn và nhân dân cũng mong muốn như thế. Nhưng khi thể chế hóa thành pháp luật thì phải cần có một cái tiêu chí nào đó", ông Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nêu ý kiến.

"Riêng ở chương 11 là chương về tài chính và giá, có 11 điều thì có tới 9 điều giao cho Chính phủ quy định chi tiết thi hành. Một cái luật rất quan trọng như thế này, gần như 1/4 nội dung giao cho Chính phủ thì làm cho tản mạn các văn bản ra, tản mạn các quy định ra và làm cho tính thống nhất rất khó", GS.TS. Phan Trung Lý, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, nói.

Sau khi nghe các tham luận góp ý, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao sự chuẩn bị công phu của các tham luận góp ý với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với nhiều ý kiến xác đáng, chỉ ra những lỗ hổng, những thiếu sót, bất cập, chưa phù hợp với thực tế; đồng thời khẳng định, quá trình sửa luật chính là lúc đánh giá năng lực của cơ quan lập pháp, hành pháp trong thể chế hóa chủ trương của Đảng.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm