Tin tức - Sự kiện

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Phạt 200 triệu khi bán hàng đa cấp bất chính, bỏ cấp phép nhập khẩu xe máy phân khối lớn, 2 trường hợp ngân hàng được cấp thông tin... là những chính sách có hiệu lực từ tháng 11.

Kiến nghị di chuyển rùa Hoàn Kiếm đến nơi an toàn hơn / TP.HCM: Trẻ em lớp 1 trở xuống được uống sữa miễn phí?

Có hiệu lực từ 1/11, Nghị định 117/2018/NĐ-CP quy định chặt chẽ về việc bảo vệ bí mật, thông tin khách hàng tại các ngân hàng.
Cụ thể, ngân hàng chỉ được cung cấp thông tin khách hàng trong hai trường hợp: Tổ chức khác, cá nhân có quyền yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng được quy định tại Bộ luật, Luật, Nghị quyết của Quốc hội; có sự chấp thuận của khách hàng.
Ngân hàng không được cung cấp thông tin xác thực khách hàng (mã khóa bí mật, dữ liệu sinh trắc học, mật khẩu truy cập…) cho bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào, trừ trường hợp được sự chấp thuận của khách hàng đó bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ được yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin khách hàng theo đúng mục đích, nội dung, phạm vi, thẩm quyền theo quy định hoặc khi được sự chấp thuận của khách hàng và phải chịu trách nhiệm về việc yêu cầu cung cấp thông tin.
Bộ Công Thương bỏ quy định cấp giấy phép nhập khẩu tự động xe máy phân khối lớn từ 175 cm3 trở lên.

Bộ Công Thương bỏ quy định cấp giấy phép nhập khẩu tự động xe máy phân khối lớn từ 175 cm3 trở lên.

Bỏ cấp phép nhập khẩu tự động với xe máy phân khối lớn
Thông tư 27/2018/TT-BCT ngày 19/19/2018 của Bộ Công Thương về việc bãi bỏ quy định cấp giấy phép nhập khẩu tự động xe gắn máy phân khối lớn từ 175 cm3 trở lên, có hiệu lực từ 15/11.
Trước đây, thông tư 06/2007/TT-BTM quy định việc nhập khẩu môtô phân khối lớn được thực hiện theo giấy phép nhập khẩu tự động của Bộ Thương mại và cấm nhập khẩu các loại môtô đã qua sử dụng.
Theo quy định mới, thủ tục nhập khẩu xe gắn máy phân khối lớn từ 175 cm3 trở lên được thực hiện tại cơ quan hải quan theo các quy định hiện hành.
Cấm sử dụng hình ảnh hút thuốc lá trong phim cho trẻ em
Thông tư 25/2018/TT-BVHTTDL quy định tác phẩm sân khấu, điện ảnh không được sử dụng hình ảnh diễn viên hút thuốc lá trong một số trường hợp.
Cụ thể, trường hợp thể hiện hành vi bị nghiêm cấm và hành vi vi phạm nghĩa vụ của người hút thuốc lá, trừ trường hợp nhằm phê phán, lên án hành vi này; ca ngợi tổ chức, cá nhân thành công từ sản xuất, kinh doanh thuốc lá; thể hiện trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh dành cho trẻ em...
Ngoài ra, diễn viên chỉ được sử dụng thuốc lá nhằm mục đích nghệ thuật trong tác phẩm điện ảnh khi: Khắc họa hình tượng nhân vật lịch sử có thật; tái hiện một giai đoạn lịch sử nhất định; phê phán, lên án hành vi sử dụng thuốc lá; trường hợp nhằm mục đích nghệ thuật khác được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trên cơ sở đề nghị của hội đồng thẩm định.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/11.
Trường mầm non ở thành phố phải có diện tích tối thiểu 8 m2/trẻ. Ảnh: A.T.

Trường mầm non ở thành phố phải có diện tích tối thiểu 8 m2/trẻ. Ảnh: A.T.

Trường mầm non ở thành phố diện tích tối thiểu 8 m2/trẻ
Nội dung được quy định tại Nghị định 135/2018/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 20/11.
Trường mẫu giáo, mầm non và nhà trẻ phải được đặt tại khu dân cư bảo đảm các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường. Về diện tích xây dựng, các trường phải đảm bảo diện tích bình quân tối thiểu 12 m2 cho một trẻ em đối với khu vực đồng bằng, trung du và 8 m2 cho một trẻ đối với khu vực thành phố, thị xã, núi cao và hải đảo.
Đối với các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, yêu cầu đặt ra là phải có giáo viên trình độ đạt chuẩn; có diện tích phòng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ ít nhất 1,5 m2 cho một trẻ, có chỗ chơi, có hàng rào và cổng bảo vệ an toàn cho trẻ em; có chiếu hoặc thảm ngồi chơi, giường ngủ và chăn gối màn để ngủ…
Những nơi chưa có mạng lưới trường mầm non đáp ứng yêu cầu, các cá nhân có thể tổ chức nhóm trẻ nhưng phải đăng ký hoạt động với UBND xã, số lượng trẻ em trong các nhóm trẻ này tối đa chỉ là 7 em.
Tổ chức bán hàng đa cấp bất chính ở 2 tỉnh, thành trở lên có thể bị phạt đến 200 triệu đồng. Ảnh: Anh Tuấn.

Tổ chức bán hàng đa cấp bất chính ở 2 tỉnh, thành trở lên có thể bị phạt đến 200 triệu đồng. Ảnh: Anh Tuấn.

Bán hàng đa cấp bất chính bị phạt đến 200 triệu
Ngày 8/10/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 141/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định, quy định xử lý, vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Theo Nghị định này, mức phạt tiền 80-100 triệu đồng áp dụng với tổ chức thực hiện một trong các hành vi bán hàng đa cấp bất chính sau: Yêu cầu người khác đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp; yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp.
Các tổ chức đa cấp cho người tham gia bán hàng nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó…cũng bị áp dụng mức xử phạt này.
Hình phạt tăng gấp 2 lần mức phạt nêu trên nếu hành vi vi phạm được thực hiện trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành trở lên. Nghị định có hiệu lực từ ngày 25/11.
Theo Zing
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm