Phó Thủ tướng: ‘Nợ công 58,4% vẫn còn cao’
CLIP: 1001 cách chống đối kiểm tra nồng độ cồn / Chủ tịch TP Cần Thơ được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết thông tin này tại phiên họp tổ của Quốc hội diễn ra sáng 22/5.
Trước đó, Bộ Tài chính đã gửi tới các vị đại biểu Quốc hội báo cáo đánh giá tình hình nợ công năm 2018. Bộ Tài chính đánh giá tình hình nợ công đã được quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn, các mức dư nợ đều thấp hơn quy định trong kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020.
Cụ thể, tỷ lệ nợ công Việt Nam đã giảm xuống dưới 60% GDP, ở mức 58,4% GDP và cũng là mức thấp nhất 3 năm qua. Theo tính toán, với quy mô kinh tế năm 2018 khoảng 5,5 triệu tỷ đồng, nợ công ở ngưỡng 3,2 triệu tỷ đồng thì bình quân mỗi người dân Việt Nam gánh hơn 32 triệu đồng nợ công, tính tới hết năm 2018.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp. Ảnh VGP/Thành Chung
Báo cáo thêm với các vị đại biểu Quốc hội, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết tốc độ tăng nợ công số tuyệt đối đang giảm đi đáng kể vì Chính phủ siết chặt bảo lãnh vay nợ. Cả năm 2018, Chính phủ chỉ bảo lãnh duy nhất cho một dự án nhiệt điện, còn năm 2019 này không bảo lãnh cho bất kỳ một dự án nào.
Trước đây, trong cơ cấu nợ công, nợ nước ngoài chiếm 60% còn nợ trong nước là 40% thì nay ngược lại, nợ trong nước chiếm tới 60%, nợ nước ngoài chỉ chiếm 40%, góp phần đỡ sức ép về chênh lệnh tỷ giá. Bình quân thời gian trả nợ nước ngoài là 7 năm và lãi suất thấp, so với những năm trước chỉ 2, 3 năm và chịu lãi suất cao. Trong năm 2018, các khoản nợ nước ngoài còn có thời gian trả nợ lên tới 15 năm.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho biết: “Nợ công giảm nhưng ta không huy động thêm vì phải dành chi phí trả nợ. Năm 2015 chi phí trả nợ cả gốc, lãi là 27,6% thu ngân sách, tới năm 2018, tỷ lệ này được kéo giảm còn 18,3%, dưới mức an toàn rồi nhưng áp lực vẫn lớn”.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng cho biết Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương không thể vượt quá khung khổ đầu tư công 2 triệu tỷ đồng của giai đoạn 2016-2020, thậm chí còn chưa dùng hết khung này. Có một số địa phương muốn vay ODA nhưng Chính phủ xét thấy vay trong nước tốt hơn nên đã chuyển hướng vay trong nước.
“Do vậy, dư địa về nợ công để phục vụ cho các công trình đầu tư lớn của quốc gia chúng ta có thể để cho khóa sau sử dụng. Nhưng tôi cho rằng tỷ lệ nợ công 58,4% hiện nay vẫn còn cao chứ không thấp đâu”, Phó Thủ tướng nói.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng phát biểu tại phiên họp. Ảnh VGP/Nhật Bắc
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao