Tin tức - Sự kiện

Thép Hòa Phát Dung Quất được nhận chìm 15 triệu m3 vật chất nạo vét cảng

DNVN-Theo Quyết định số 372/GP-BTNMT ngày 21/2/2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ccấp phép cho Công ty Cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất được nhận chìm vật chất ở biển, theo Quyết định số 372/GP ngày 21/2/2019. Việc nhấn chìm vật chất nạo vét cảng từng gây nhiều tranh cãi trong dư luận và giới khoa học.

Người Hàn Quốc mong muốn trải nghiệm đi tàu hỏa tới Việt Nam / Tổng thống Donald Trump: Cả thế giới cùng chú ý đến Việt Nam

Theo quyết định của Bộ TN-MT: Công ty Cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất sẽ được nhận chìm 15,39 triệu m3 chất nạo vét khu vực cảng, luồng tàu ra vào cảng, khu bến cảng thuộc dự án đầu tư khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất.

Thép Hòa Phát Dung Quất được nhận chìm 15 triệu m3 vật chất khi nạo vét cảng (Ảnh: Báo Quảng Ngãi)

Thép Hòa Phát Dung Quất được nhận chìm 15 triệu m3 vật chất khi nạo vét cảng (Ảnh: Báo Quảng Ngãi)

Giai đoạn 1 là 7,69 triệu m3 và giai đoạn 2 là 7,7 triệu m3. Thành phần của chất nhận chìm là cát chiếm 86,4%, bùn sét chiếm 13,6 %. Chất được phép nhận chìm không được chứa chất phóng xạ, chất độc, chất gây nguy hại vượt quy chuẩn an toàn bức xạ, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Toàn bộ vật chất được nhận chìm tại vùng biển Dung Quất thuộc xã Bình Thuận (Bình Sơn, Quảng Ngãi) với diện tích khoảng 180ha, độ sâu sử dụng từ 51 - 55m tính từ mức “0” cao độ hệ thống quốc gia.

Bộ TN-MT yêu cầu trong vòng 15 tháng tính từ ngày 1/3/2019 - 31/5/2020, đơn vị nhận chìm sử dụng tàu hút bụng xả đáy tự hành loại 7.000 - 35.000 m3 và nhận chìm theo hình thức xả đáy.

Đồng thời các phương tiện chuyên chở vật chất nhận chìm phải gắn thiết bị giám sát hành trình, đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền gồm Cảng vụ hàng hải Quảng Ngãi, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam…

Việc giám sát phải được lựa chọn một đơn vị tư vấn độc lập có năng lực để giám sát và chịu trách nhiệm về số liệu quan trắc môi trường đảm bảo chính xác và đúng quy định- Bộ TN-MT nhấn mạnh đến vai trò, trách nhiệm của cơ quan giám sát, trong đó cơ quan quản lý và cung cấp số liệu quan trắc môi trường phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có vấn đề xảy ra.

 

Trong quá trình thực hiện, nếu có hiện tượng gì, địa phương phải có báo cáo kịp thời với cơ quan chức năng, để bộ có cơ sở báo cáo Chính phủ xử lý kịp thời.


Hải Lam
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm