Thi cấp chứng chỉ tiếng Anh thế nào sau khi bãi bỏ chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C?
Sở Xây dựng TP.HCM ra mắt ứng dụng tra cứu nhà ở thương mại / Sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững
Mới đây, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ban hành Thông tư 20/2019/TT-BGDĐT bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên. Cụ thể, từ ngày 15/1/2020, các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C tại Quyết định số 30/2008/QĐ-BGDĐT sẽ bị bãi bỏ. Được biết, chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C được áp dụng từ năm 1993, dùng để đánh giá trình độ Anh ngữ của người học tiếng Anh tại Việt Nam. Đối tượng sử dụng các loại chứng chỉ này đa phần là giáo viên, viên chứng, người chuẩn bị thi vào viên chức nhà nước hoặc tiêu chuẩn để nâng ngạch công chức.
Trước Thông tư mới này, nhiều người nhận định việc bãi bỏ này hết sức hợp lý bởi lẽ việc thi và cấp chứng chỉ hiện nay chỉ mang tính hình thức, không đảm bảo chất lượng. Nhiều người dù không biết tiếng Anh nhưng vẫn có chứng chỉ ngoại ngữ để làm đẹp hồ sơ.
Chứng chỉ ngoại ngữ.
Sau khi Bộ GD - ĐT bãi bỏ chứng chỉ ngoại ngữ hệ A, B, C, việc tổ chức thi, cấp chứng chỉ sẽ thực hiện theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGDĐT ngày 24/1/2014. Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam áp dụng cho các chương trình đào tạo ngoại ngữ, các cơ sở đào tạo ngoại ngữ và người học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Khung năng lực ngoại ngữ được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng Khung tham chiếu Châu Âu (CEFR) và một số khung trình độ tiếng Anh của các nước, kết hợp với tình hình và điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam. Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc được chia làm 3 cấp (Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp) và 6 bậc (từ Bậc 1 đến Bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR). Các kỹ năng cần đạt bao gồm nghe, nói, đọc, viết với từng yêu cầu cụ thể cho các bậc. Thời hạn sử dụng của chứng chỉ ngoại ngữ do đơn vị sử dụng nhân lực quy định tùy thuộc yêu cầu công việc.
Hiện nay có 9 đơn vị đủ điều kiện tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam gồm: Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng; Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế; Trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh; Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Trường Đại học Hà Nội; Đại học Thái Nguyên; Trường Đại học Cần Thơ; Trường Đại học Vinh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phát triển đô thị bền vững
Kỳ tích bệnh nhân hồi tỉnh sau 80 ngày sống thực vật
Tài năng 'nhí' trượt băng tốc độ Bảo Chi làm đại sứ truyền thông Amazfit Active
Vốn FDI là cơ hội nhưng không phải động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình
Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ sen
Cơ cấu lại kinh tế vùng Đông Nam Bộ theo hướng hiện đại