Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho các dự án giao thông liên tỉnh qua TP.HCM
TPHCM tạm dừng một loạt hoạt động để phòng chống COVID-19 / Đẩy nhanh tiến độ GPMB, xử lý vướng mắc trong thực hiện cao tốc Bắc – Nam phía Đông
Dự án đường cao tốc TP HCM - Mộc Bài
Thủ tướng đưa ra những định hướng nhằm tháo gỡ khó khăn cho loạt dự án giao thông liên tỉnh qua TP. HCM, yêu cầu các địa phương có trách nhiệm tự cân đối toàn bộ chi phí giải phóng mặt bằng, ngân sách trung ương hỗ trợ một phần chi phí vốn cho công tác xây lắp theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công- tư (PPP).
Theo đó, với dự án khép kín đường Vành đai 3, Bộ GTVT tải chủ trì, phối hợp với các địa phương liên quan (gồm TP.HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An) khẩn trương điều chỉnh phạm vi các dự án thành phần để giao các địa phương triển khai theo phương thức đối tác công - tư (PPP).
Chi phí giải phóng mặt bằng tăng lên (khoảng 1.599 tỷ đồng) của Dự án thành phần 1A, Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm tự cân đối kết hợp đầu tư xây dựng các đường cao tốc, các trục giao thông gắn với quy hoạch chính trong đô thị, khai thác quỹ đất phát triển đô thị và khu công nghiệp, dịch vụ, sản xuất kinh doanh ... hai bên đường theo quy định của pháp luật. Bộ Giao thông vận tải điều chỉnh Dự án thành phần 1B theo hướng giao cho địa phương thực hiện theo cơ chế chung toàn tuyến.
Đối với dự án Vành đai 4, sẽ giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các địa phương liên quan (Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM, Long An) xác định các dự án thành phần qua từng địa phương để giao cho các địa phương triển khai thực hiện theo phương thức đối tác công - tư (PPP). Trên cơ sở đó, các địa phương chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư các dự án thành phần trên địa bàn để thực hiện đầu tư theo cơ chế tương tự như Vành đai 3.
Về Dự án đường cao tốc TP HCM - Mộc Bài, TP HCM chủ động cân đối vốn cho Dự án từ nguồn ngân sách của thành phố để thực hiện Dự án, bao gồm toàn bộ chi phí giải phóng mặt bằng và thực hiện theo phương thức hợp tác công tư; nghiên cứu khai thác quỹ đất phát triển đô thị và các khu dịch vụ, công nghiệp phù hợp, hiệu quả.
Đối với Đề án Điều chỉnh tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Tp.HCM giai đoạn 2022 - 2025, Chính phủ giao Bộ Tài chính khẩn trương chủ trì, phối hợp với Thành phố và các cơ quan liên quan đề xuất điều chỉnh tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách theo hướng khoa học, hợp lý, hài hòa và công bằng trong tổng thể gắn với việc Thành phố cần tăng cường tự chủ kinh phí thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trên địa bàn, có trách nhiệm sử dụng nguồn thu được để lại tầng thêm để tập trung cho đầu tư phát triển hạ tầng, nhất là các dự án trọng điểm, có tính lan tỏa, kết nối liên vùng, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét, quyết định cùng với dự toán ngân sách nhà nước năm 2022.
Đồng thời, Chính phủ giao Bộ Nội vụ phối hợp với UBND Tp.HCM và bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo nghị định thay thế Nghị định 93 năm 2001 về phân cấp một số lĩnh vực choTP HCMtheo trình tự, thủ tục rút gọn, trình Chính phủ trong quý 2/2021.
End of content
Không có tin nào tiếp theo