Thủ tướng chủ trì họp với TP.HCM: Đặt sức khoẻ người dân lên trên hết để hành động
Có thể tiếp cận gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng của Chính phủ từ ngày 8/7 / Bản tin Covid-19 sáng ngày 8/7: Thêm 314 ca mắc mới tại TP Hồ Chí Minh và Bình Dương
Sáng 8/7, trước diễn biến nhanh, phức tạp của dịch Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh, sau khi đồng ý với đề xuất của Thành phố áp dụng 16/CT-TTg ngày 31/3/2020, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì họp trực tuyến Chính phủ với lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh để bàn, thống nhất nhận thức, quan điểm, giải pháp và kêu gọi nhân dân thành phố vào cuộc cùng hệ thống chính trị để tổ chức phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả.
Cùng dự cuộc họp với Thủ tướng tại đầu cầu trụ sở Chính phủ có Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan liên quan; tại đầu cầu TP.HCMcó Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND TP.HCMNguyễn Thành Phong.
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, lãnh đạo chủ chốt, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cùng với các TP.HCMvới sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhân dân thành phố đã nỗ lực nhiều và bằng cố gắng, các biện pháp theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các quy định đã ban hành đã đạt kết quả nhất định.
Thủ tướng đánh giá cao cố gắng của TP.HCM, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp.Tuy nhiên đến nay dịch Covid-19 tại thành phố vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, khó kiểm soát.
Theo đề nghị của Thành phố, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý quyết định áp dụng biện pháp mạnh hơn, thực hiện Chỉ thị 16 giãn cách TP.HCM15 ngày để ngăn chặn, khống chế, đẩy lùi dịch bệnh tại TP.HCM. Thủ tướng nhấn mạnh, thực hiện giãn cách xã hội nhưng làm sao cuộc sống của nhân dân không bị đảo lộn, bảo đảm an ninh trật tự, đặt sức khoẻ, tính mạng của nhân dân lên trên hết.TP.HCMphải ưu tiên cho phòng, chống dịch Covid-19.
"Cuộc họp nhằm thống nhất nhận thức, giải pháp, kêu gọi nhân dân đồng tình hưởng ứng, cùng với hệ thống chính trị các cấp để thực hiện bằng được mục tiêu, đặtsức khoẻ, tính mạng của người dân lên trên hết để chúng ta hành động. Chúng ta họp trên tinh thần khẩn trương, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền phải thực hiện cho tốt, việc chống dịch không có tiền lệ, nhưng vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không cầu toàn, nóng vội, nhưng phải hiệu quả", Thủ tướng nêu rõ.
Theo báo cáo, TP.HCM hiện ghi nhận 8.385 ca mắc, trong 07 ngày qua số mắc ghi nhận 500-600 ca/ngày, chủ yếu các trường hợp là các tiếp xúc đã được truy vết, được cách ly hoặc ở trong khu vực phong tỏa và các trường hợp có triệu chứng đi khám tại các cơ sở y tế. Qua 04 đợt triển khai tiêm chủng vaccine đã tiêm được 985.077 tổng số lượt người.
Theo Chủ tịch TP. HCM Nguyễn Thành Phong, thành phố sẽ thực hiện cách ly xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ từ 0h ngày 9/7 và hiện nay thành phố đã chuẩn bị xong các phương án để thực hiện Chỉ thị 16 này đặc biệt là việc cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân và hoạt động giao thông vận tải.
Cụ thể, Chủ tịch TP.HCM cho biết, thành phố đã khảo sát và đánh giá đảm bảo điều kiện cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân tại 2.833 điểm bán được phân bổ rộng khắp trên 22 quận, huyện, thành phố Thủ Đức; đối vớihàng hóa dự trữ, thành phốyêu cầu các doanh nghiệp bình ổn thị trường, tăng năng lực dự trữ và bán hàng với 120.000 tấn hàng khô và tiếp tục tiếp nhận nguồn hàng hóa từ các tỉnh, thành thông qua mạng lưới của các thương lái kinh doanh. Về hoạt động giao thông vận tải, tạm ngừng hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe ô tô, trừ trường hợp vận chuyển cán bộ quản lý chuyên gia công nhân và một số phương tiện taxi chở người dân đi đến bệnh viện, trung tâm y tế trong trường hợp cần thiết, tạm ngừng hoạt động xe 2 bánh vận chuyển hành khách, phối hợp với các tỉnh, thành tổ chức giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện vận tải hàng hóa được liên tục thông suốt, kiến nghị hạn chế hoặc tạm ngừng các hoạt động hàng không và đường sắt đi đến thành phố.
Trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác phòng chống dịch, Bộ Y tế đã đề xuất các nội dung để triển khai thực hiện biện pháp tại TP.HCM, Bình Dương và một số tỉnh lân cận như: Tập trung, ưu tiên cao nhất cho phòng, chống dịch, nhất là những nơi dịch đang bùng phát; đảm bảo thực hiện nghiêm các biện pháp cách ly, giãn cách xã hội theo quy mô phù hợp với tình hình dịch, nghiên cứu triển khai thí điểm cách ly đối tượng F1 tại nhà; nâng cao năng lực xét nghiệm, thay đổi chiến lược xét nghiệm phù hợp với tình hình dịch bệnh; siết chặt công tác kiểm soát phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp trên địa bàn; tổ chức chiến dịch tiêm chủng an toàn, hiệu quả, đảm bảo tuân thủ phòng, chống dịch tại các điểm tiêm chủng./.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh